Theo dõi Báo Hànộimới trên

Từ "scandal hành hạ học trò" tới lỗ hổng dạy tâm lý

HA OANH| 19/04/2007 11:45

Khi sự việc bé Trâm hoảng loạn dẫn tới điên loạn vì nghi án 47.800 đồng chưa lắng xuống, chuyện cô bé T‎ý uống thuốc rầy tự tử do bị cô giáo “xử lý” vụ lấy 100.000 đồng lại dấy lên. Hai câu chuyện của giáo dục này xảy ra trong một thời gian ngắn trên cùng một địa bàn tỉnh khiến dư luận bức xúc.

Khi sự việc bé Trâm hoảng loạn dẫn tới điên loạn vì nghi án 47.800 đồng chưa lắng xuống, chuyện cô bé T‎ý uống thuốc rầy tự tử do bị cô giáo “xử lý” vụ lấy 100.000 đồng lại dấy lên. Hai câu chuyện của giáo dục này xảy ra trong một thời gian ngắn trên cùng một địa bàn tỉnh khiến dư luận bức xúc.

Có nhiều khía cạnh để lý giải ngọn ngành vấn đề. Tuy nhiên, có thể thấy, lỗ hổng về giáo dục tâm l‎ý - giáo dục ngay tại những môi trường đào tạo ra các nhà sư phạm tương lai lại thêm một lần hiển hiện.

Cắt giảm vì không quan trọng?

Ở Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nếu như từ năm 2004 trở về trước, môn Tâm l‎ý có 8 đơn vị học trình (120 tiết) thì hiện nay, theo một số ‎ ý kiến mới, số lượng này chỉ còn 6.

"Với thời gian như vậy, bản thân giảng viên không có đủ thời gian nói hết ‎ý muốn nói, chuyển tải hết kiến thức cần cho SV. Không có thời gian cần để SV kịp ngẫm nghĩ, đúc rút. Hiệu quả thực sự về tâm l‎ý giáo dục theo cách học “chạy đua” với thời gian này cũng khó mà có được” - chị Nguyễn Thị Thanh Huyền, giảng viên tổ giáo dục, ĐH Sư phạm TP.HCM cho biết.

Chưa kể, với từng giảng viên, lại “cắt xén” theo kiểu của riêng mình.

Chẳng hạn, nhiều phần SV có thể tự đọc vì dễ hiểu thì giảng viên dặn “tôi sẽ nhấn mạnh phần quan trọng. Những phần khác thì được “thòng” bằng câu dặn “phần không quan trọng lắm”  kèm theo câu “phải đọc hết, nếu không thi trúng phần đấy thì cũng đừng kêu ca!”.

Bên cạnh đó, còn có một vài buổi giảng viên nghỉ và không sắp xếp được thời gian dạy bù.

Ở Trường CĐ Sư phạm Nghệ An, có 105 tiết cho môn Tâm l‎ý (bao gồm cả Tâm l‎ý học đại cương và Tâm l‎ý học lứa tuổi).

Với thời lượng này, việc chuyển tải đầy đủ kiến thức trong giáo trình đến SV không khó nhưng thời gian đi thực tế khá thiếu.

Vì thế, để tăng thực tế (điều quan trọng) buộc giảng viên, SV phải “tối giản” bớt phần nào bài học giáo trình tâm l‎ý vốn “mấy chục năm vẫn chạy tốt”.

Theo giảng viên môn Tâm l‎ý Nguyễn Thị Khuyến (Trường CĐ Sư phạm Nghệ An), trong quá trình giảng dạy, nhân cách sư phạm mới bộc lộ nhiều. Tuy vậy, giáo trình nặng l‎ý thuyết, giảng viên đứng lớp còn non trẻ, bỡ ngỡ nên việc truyền thụ kiến thức tâm l‎ý hay nói về đạo đức, tư cách… rất khó đạt yêu cầu.

Cô Khuyến cho hay, các giáo viên có kinh nghiệm vẫn thường kèm cặp SV kĩ lưỡng trong những kì thực tế. Nhưng vẫn thấy thiếu một phương pháp kết hợp lâu dài, phù hợp giữa l‎ý thuyết và thực tế.

T.S Tâm l‎ý Huỳnh Văn Sơn, Trưởng bộ môn Tâm l‎ý Trường ĐHSP TP.HCM khẳng định, chương trình tâm l‎ý hiện nay còn thiếu về thời gian lẫn nội dung cần tính ứng dụng thực tiễn. Đặc biệt, thời gian càng rút ngắn, càng nguy hại, bởi thời gian ngắn khó mà hình thành được cái tâm, chữ tâm trong mỗi SV sư phạm.

SV Lan Anh, Khoa Tâm l‎ý - Giáo dục (ĐH Sư phạm TP.HCM) đặt vấn đề: “Nếu không có nhiều thời gian, thầy cô cũng có thể tìm cách truyền thụ kiến thức hiệu quả”.

Theo Lan Anh, giảng viên có thể dặn SV đọc trước giáo trình, lên lớp tập trung phân tích các trường hợp cụ thể để SV rút kinh nghiệm.

“Quan trọng nhất thầy cô cần cho HS thấy ‎ý nghĩa quan trọng của bộ môn này và những kiến thức của nó sẽ áp dụng trong thực tiễn thế nào. Chứ không phải chỉ dọa chuyện điểm danh và thi cử”, cô nói.

Giáo viên cũng cần được dạy “kỹ năng sống”

Một giảng viên từ trước năm 1975 ở Sài Gòn kể, trong 4 năm học trường ĐH Sư phạm Sài Gòn, năm nào cũng học môn tâm l‎ý, bên cạnh đó còn môn đạo đức nghề nghiệp.

Chương trình học mỗi năm được nâng cao dần và luôn được cập nhật thường xuyên kiến thức thực tế bằng những câu chuyện xảy ra bấy giờ.

Khi có những trường hợp cụ thể, lớp học sẽ có một buổi thảo luận trao đổi giữa giảng viên và SV nhằm rút kinh nghiệm cho mình.

Đi thực tế trong các trường cảm thấy không đủ, SV phải nhờ vả bạn bè, chia nhau lên lớp, HS chính là bè bạn mình.

Phương pháp tự học, và học từ những bài học đột xuất ngoài giáo án này nghe có vẻ đơn giản, nhưng rất tiện ích, vì nếu kiến thức sai có bạn bè và giảng viên góp‎ ý ngay đã đành, một lời nói không đúng tư cách sư phạm cũng được “chỉnh” ngay lập tức. Chính điều này giúp SV hiểu rõ HS nhiều hơn vì từng ở trong "vị trí" họ.

Thử so sánh ngược một chút về “thì hiện tại”.

Tại trường CĐSP TP.HCM, vào chiều 18/4, chúng tôi hỏi 5 SV khoa Ngữ văn, bốn người không biết về trường hợp bé Trâm, 1 người biết  thì cũng rất mù mờ. Còn trường hợp bé T‎ý thì đến giảng viên chưa kịp biết.

Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa, giảng viên Khoa Sư phạm (ĐHQG Hà Nội) cho hay, hàng năm, khâu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên được bồi dưỡng khá tốt. Nhưng lại rất ít có các khóa bồi dưỡng đạo đức người thầy. Trong các khóa bồi dưỡng đạo đức, cần phải có cách làm để hun đúc lên những "ngọn lửa" nhiệt tình hơn, yêu nghề hơn của họ.

SV Nguyễn Thanh Tùng (Trường CĐSP TP.HCM) bức xúc: "Bạn tôi học báo chí, được học hẳn môn "Đạo đức nghề báo". Còn ở ngành sư phạm thì không thấy mặt mũi môn "Đạo đức nhà giáo". Còn về phần tâm lý, nắm qua loa đại khái nhất định không hiểu được trò. Khi người ta không hiểu nhau đã khó nói chuyện, huống chi là dạy dỗ".

“Nếu một SV không có tấm lòng nhân ái, biết nghĩ suy đúng đắn thì khó mong trở thành nhà sư phạm mẫu mực. Điều đơn giản như thế nhưng suốt 4 năm ngồi ghế nhà trường sư phạm, chúng tôi không được nhắc nhở. Số người tự ‎ý thức điều này, tôi tin, không phải là nhiều. Hầu hết SV chuyên tâm vào việc làm sao thi cho qua hơn là làm sao để không hổ thẹn với thế hệ tương lai”, Lê Thu‎ý‎ Hằng (giáo viên Trường Lê Thánh Tôn, quận 7, TP.HCM) cho biết.

Cô Hằng cũng kể thêm, sự tự ‎ý thức trong cô đã có từ năm lớp 7, do hồi đó Hằng ngồi cạnh thủ quỹ và có lần quỹ lớp bị mất. Vì nghi Hằng, cô giáo đã mời lên tận hiệu trưởng để giải quyết. Hằng một mực không nhận. Thế là cô bị dọa sẽ ghi vào sổ liên lạc, không được lên lớp và mời phụ huynh. Sau khi mẹ của Hằng bị nhà trường “triệu tập” thì cô bé Hằng rơi vào trầm cảm nặng.

Cô xác định “Ngay khi chọn ngành sư phạm, tôi đã thấy làm việc phải đặt trách nhiệm và tấm lòng lên trên hết, dù đó là lỗi mà cô giáo và hiệu trưởng cấp hai để lại trong kí ức”.

Tuy vậy, bản thân Hằng cũng như nhiều SV sư phạm khác không hiểu được, những trường hợp cụ thể như vậy lại không được phân tích trong nhà trường. Trong khi, các SV vẫn "nhai" những tình huống cũ mèm như làm sao để cư xử với HS hư, với HS đang ngoan bỗng ngỗ nghịch…

Thu Hương - Kiều Oanh/VNN

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Từ "scandal hành hạ học trò" tới lỗ hổng dạy tâm lý

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.