Theo dõi Báo Hànộimới trên

Triển lãm “3 trong 1” dành cho ngành công nghiệp phụ trợ, chế tạo

L.H| 27/07/2011 13:52

(HNMO) - Đó là triển lãm sẽ diễn ra ở Hà Nội trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ và chế tạo, với sự kết hợp của 3 triển lãm thương mại bao gồm: Triển lãm “Phụ tùng công nghiệp và hợp đồng phụ Vietnam 2011”, “SI Exhibition: Triển lãm về ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam -Nhật Bản ở Hà Nội” và  “Vietnam Manufacturing Expo 2011”. Dự kiến sẽ có 200 doanh nghiệp nổi tiếng đến từ 20 quốc gia tham gia triển lãm.

(HNMO) - Đó là triển lãm sẽ diễn ra ở Hà Nội trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ và chế tạo, với sự kết hợp của 3 triển lãm thương mại bao gồm: Triển lãm “Phụ tùng công nghiệp và hợp đồng phụ Vietnam 2011”, “SI Exhibition: Triển lãm về ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam -Nhật Bản ở Hà Nội” và“Vietnam Manufacturing Expo 2011”. Dự kiến sẽ có 200 doanh nghiệp nổi tiếng đến từ 20 quốc gia tham gia triển lãm.

Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 15-17/9/2011 tạiI.C.E. Hanoi (Cung Văn Hóa), Hà Nội.

Đặc biệt, trước thềm triển lãm Vietnam Manufacturing Expo 2011 còn có Diễn đàn Vietnam Manufacturing and Supporting Industries Forum sẽ diễn ra vào ngày 11/8/2011, tại Khách sạn Melia Hanoi. Diễn đàn đề cập đến chủ đề chính như: “Các thách thức, cơ hội trong việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam”; “Ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam làm thế nào để tăng năng lực sản xuất để hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản?”; “Làm thế nào để ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam đạt được tiêu chuẩn của doanh nghiệp Nhật Bản?”; “Các hoạt động của JICA đối với ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam nhằm để đáp ứng tiêu chuẩn của doanh nghiệp Nhật Bản”…


Một góc Triển lãm Vietnam Manufacturing Expo 2011.

Ông Chainarong Limpkittisin, Giám đốc điều hành Công ty Reed Tradex (đơn vị tổ chức triển lãm Vietnam Manufacturing Expo 2011 nhận định: Sự gia tăng nhanh chóng của các nhà đầu tư tạo ra sự mở rộng của ngành công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là sản xuất trong nước ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong năm 2010, nhập khẩu linh kiện và phụ tùng máy móc đạt xấp xỉ 13.7 tỷ USD trong khi nhập khẩu điện tử, máy tính và linh kiện đạt 5.2 tỷ USD, phụ tùng ô tô đạt 1.93 tỷ USD và xe máy lắp ráp và phụ tùng xe máy là 898 triệu USD. Điều này cho thấy sản xuất công nghiệp trong nước liên quan đến hợp đồng phụ trong lĩnh vực ô tô, điện tử và công nghiệp nặng vẫn được mở rộng trong năm vừa qua. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tham gia nhiều hơn vào sự tăng trưởng với 17,2% và giá trị sản xuất của ngành chế tạo cũng tăng lên 14,9% trong năm 2010.

Bên cạnh đó, tỷ lệ tăng trưởng và mở rộng các khu công nghiệp ở Hà Nội cho thấy rằng lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam là yếu tố chính trong nền kinh tế quốc gia. Ngành công nghiệp Việt Nam hướng tới các công nghệ chế tạo dành cho xuất khẩu cũng như có khả năng cạnh tranh trong các ngành công nghiệp nặng như: ô tô, công nghệ thông tin, dệt may, điện tử, lĩnh vực chế tạo thép, đóng tàu và xây dựng. Yếu tố quan trọng thúc đẩy ngành chế tạo Việt Nam chính là sự chuyển giao công nghệ và kiến thức. Ngoài ra, mối quan tâm lớn của Chính phủ là sự thâm hụt thương mại, hay nói cách khác cần phải nâng cao sản xuất công nghiệp dành cho xuất khẩu dựa vào các ngành công nghiệp phụ trợ… Do đó, đây là thời điểm thích hợp để các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất cũng như quan tâm hơn đến sự phát triển chất lượng. Triển lãm Vietnam Manufacturing Expo 2011 được mở ra đáp ứng nhu cầu trao đổi thương mại, công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo trên.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Triển lãm “3 trong 1” dành cho ngành công nghiệp phụ trợ, chế tạo

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.