Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn hoàn thiện chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ:
Trước 3 tháng tuổi không nên ăn mặn
Trẻ dưới 3 tuổi không phải là không cần muối mà là đã hấp thụ được đầy đủ lượng muối từ sữa mẹ hoặc sữa bò.
Sau 3 tháng, cùng với sự lớn lên và phát triển, chức năng thận của trẻ dần dần được kiện toàn, lượng muối cũng theo đó mà dần dần tăng lên, lúc này có thể cho trẻ ăn một chút ít.
Nguyên tắc là sau 6 tháng, lượng muối cho trẻ ăn hàng ngày phải được khống chế ở dưới 1g.
Dưới 1 tuổi không nên ăn mật ong
Quần thể vi khuẩn bình thường trong đường ruột của trẻ em dưới 1 tuổi vẫn chưa hoàn toàn được thiết lập. Nếu cho trẻ ăn mật ong sẽ rất dễ gây ra viêm nhiễm. Trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, nôn ọe, đau bụng đi ngoài….
Dưới 3 tuổi không nên uống trà
Trẻ dưới 3 tuổi không nên uống trà. Chất tannin trong trà sẽ can thiệp vào sự hấp thụ của sắt, kẽm, canxi và khoáng chất, protein trong thức ăn trong cơ thể, làm cho trẻ thiếu protein và khoáng chất từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.
Dưới 5 tuổi không nên uống thuốc bổ
Dưới 5 tuổi là thời kỳ phát triển quan trọng của trẻ, trong thuốc bổ hàm chứa nhiều hooc-môn hoặc chất giống như hooc-môn có thể làm cho hai đầu ống xương của trẻ khép lại sớm, kết quả là trẻ bị lùn, trẻ lớn nhưng không phát triển chiều cao, đồng thời hooc-môn sẽ can thiệp vào hệ thống phát triển của trẻ làm cho trẻ phát triển và già trước tuổi.
Ngoài ra, khi còn nhỏ uống thuốc bổ còn có thể gây ra chảy máu lợi, khát nước, táo bón, huyết áp tăng cao, chướng bụng….
Dưới 10 tuổi không nên ăn thực phẩm muối
Có hai nguyên nhân để trẻ dưới 10 tuổi không nên ăn thực phẩm muối, đó là thực phẩm muối cá muối, thịt muối, rau dưa muối) chứa một lượng muối rất cao, những thực phẩm có lượng muối cao rất dễ gây ra bệnh cao huyết áp cho trẻ sau này.
Nguyên nhân thứ hai là trong những thực phẩm muối có chứa chất Nitrit, chất gây ra ung thư. Theo tài liệu nghiên cứu chỉ rõ, những trẻ em dưới 10 tuổi bắt đầu ăn thực phẩm muối, sau khi trưởng thành thì khả năng bị ung thư cao gấp 3 lần so với những trẻ em thông thường khác, đặc biệt nguy cơ gây ra ung thư cổ họng là rất cao.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.