Theo dõi Báo Hànộimới trên

Tiếp tục nhân rộng mô hình bác sĩ gia đình

Tuệ Diễm| 04/08/2015 14:24

(HNMO) - Sáng 4-8, tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị sơ kết thực hiện Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2013-2015, do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chủ trì.

đoạn 2013-2015, do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chủ trì. 


Từ năm 2013, Bộ Y tế đã thống nhất triển khai thực hiện Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang và thành lập được tổng cộng 240 phòng khám bác sĩ gia đình (BSGĐ).

Phòng khám bác sĩ gia đình tại bệnh viện quận 10, TP Hồ Chí Minh


Theo báo cáo của 6 trong số 8 tỉnh trên, từ năm 2013 đến Tháng 6-2014, tại các phòng khám bác sĩ gia đình thực hiện được 353.000 lượt khám bệnh, chữa bệnh, 2.743 lượt khám, chữa bệnh cấp cứu, 7.002 ca thủ thuật và chuyển tuyến 11.514 ca, khám bệnh tại nhà: 2.391 ca và tư vấn 9.879 cuộc.

Một số phòng khám BSGĐ có hoạt động rất tốt như phòng khám đa khoa tư nhân Thành Công, Phòng khám BSGĐ tại bệnh viện quận 2 TP Hồ Chí Minh. Các phòng khám này đã sử dụng bệnh án điện tử, phần mềm quản lý phòng khám, tổ chức hội chẩn trực tuyến.

Ngoài hoạt động khám, chữa bệnh tại phòng khám, các phòng khám bác sĩ gia đình thực hiện quản lý sức khỏe, thực hiện công tác phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu, tham gia truyền thông phòng bệnh, vận động tiêm chủng. Một số phòng khám BSGĐ có hoạt động rất tốt như phòng khám đa khoa tư nhân Thành Công, Phòng khám BSGĐ tại bệnh viện quận 2 TP Hồ Chí Minh. Các phòng khám này đã sử dụng bệnh án điện tử, phần mềm quản lý phòng khám, tổ chức hội chẩn trực tuyến.

Ngoài hoạt động khám, chữa bệnh tại phòng khám, các phòng khám bác sĩ gia đình thực hiện quản lý sức khỏe, thực hiện công tác phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu, tham gia truyền thông phòng bệnh, vận động tiêm chủng…

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá: “Đây là những kế quả đáng ghi nhận, đánh giá sự khởi đầu đúng hướng, phù hợp nhu cầu xã hội, góp phần giảm quá tải bệnh viện, giải quyết bức xúc của xã hội. Để tiếp tục tăng cường y tế cơ sở, tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu, mô hình bác sĩ gia đình rất cần thiết được tiếp tục nhân rộng trong giai đoạn 2016-2020”.

Theo kế hoạch, trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục dùng ngân sách để hỗ trợmở rộng mô hình bác sĩ gia đình. Theo đề xuất ban đầu, các cơ sở xây dựng phòng khám bác sĩ gia đình sẽ được hỗ trợ trang thiết bị cần thiết như: máy tính, và các thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh để khuyến khích các bệnh viện công tích cực tham gia xây dựng phòng khámbác sĩ gia đình.

Bên cạnh các ưu điểm, việc triển khai hoạt động bác sỹ gia đình ở nước ta hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nguồn nhân lực có chuyên môn về y học gia đình còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu.Năm 2002, Trung tâm đào tạo bác sĩ gia đình được thành lập tại trường đại học Y Hà Nội, đại học Y- Dược thành phố Hồ Chí Minh, trường đại học Y Thái Nguyên và bắt đầu triển khai đào tạo chuyên khoa cấp I, Y học gia đình. Đến nay đã có thêm các trường đại học Y Hải phòng, trường đại học Y- Dược Huế, trường đại học Y- Dược Cần Thơ triển khai đào tạo chuyên khoa cấp I, Y học gia đình, nhưng nguồn đầu ra bác sĩ gia đình vẫn thiếu, nguyên nhân là do nguồn thu nhập từ phòng khám bác sĩ gia đình chưa thể thu hút bác sĩ. Bên cạnh đó việc thành lập phòng khám BSGĐ còn chưa hấp dẫn đối với khối y tế tư nhân, các phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân còn quá ít.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tiếp tục nhân rộng mô hình bác sĩ gia đình

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.