Chính trị

Thủ đô Hà Nội 70 năm chiến đấu, xây dựng và phát triển

HNMO 10/10/2024 07:30

Ngày Giải phóng Thủ đô 10-10-1954 là một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc, đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp ở Việt Nam, mở ra thời kỳ phát triển mới cho Thủ đô và đất nước.

Trong 70 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã kế thừa, phát huy truyền thống văn hiến, anh hùng của Thăng Long - Hà Nội để bảo vệ, dựng xây, phát triển thành phố ngày càng giàu đẹp, vững bước trong hành trình đi tới tương lai “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

hn-2.jpg
Đoàn xe chở các chiến sĩ Đại đoàn 308 tiến qua phố Hàng Đào sáng 10-10-1954 trong niềm hân hoan chào đón của hàng vạn người dân.
hn-1a.jpg
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ và thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954 - 1975), Hà Nội vừa chiến đấu, vừa nỗ lực kiến thiết, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, trở thành một trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc xã hội chủ nghĩa và chi viện cho tiền tuyến miền Nam với phương châm “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Tự hào hơn nữa, Hà Nội đã cùng các địa phương làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (tháng 12-1972), buộc đế quốc Mỹ phải quay lại bàn đàm phán và ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (ngày 27-1-1973).
hn-5.jpg
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ và thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954 - 1975), Hà Nội vừa chiến đấu, vừa nỗ lực kiến thiết, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, trở thành một trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc xã hội chủ nghĩa và chi viện cho tiền tuyến miền Nam với phương châm “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Tự hào hơn nữa, Hà Nội đã cùng các địa phương làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (tháng 12-1972), buộc đế quốc Mỹ phải quay lại bàn đàm phán và ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (ngày 27-1-1973).
hn-2a.jpg
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ và thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954 - 1975), Hà Nội vừa chiến đấu, vừa nỗ lực kiến thiết, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, trở thành một trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc xã hội chủ nghĩa và chi viện cho tiền tuyến miền Nam với phương châm “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Tự hào hơn nữa, Hà Nội đã cùng các địa phương làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (tháng 12-1972), buộc đế quốc Mỹ phải quay lại bàn đàm phán và ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (ngày 27-1-1973).
hn-5a.jpg
Năm 1999, Thủ đô Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh là “Thành phố Vì hòa bình”.
hn-11.jpg
Năm 2000, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký bằng tặng thưởng Thành phố Hà Nội danh hiệu “Thủ đô Anh hùng” vì đã có công lao to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, vai trò, vị thế, uy tín của Hà Nội ngày càng được nâng cao, xứng đáng là Thủ đô Anh hùng, Thành phố Vì hòa bình.
hn-7a.jpg
Trong 70 năm qua, Hà Nội đã trải qua 4 lần điều chỉnh địa giới hành chính. Đặc biệt là ngày 1-8-2008, thực hiện Nghị quyết 15/2008/QH12 của Quốc hội, Hà Nội đã có một không gian phát triển rộng mở với quy mô diện tích lên tới 3.328km2, dân số (năm 2008) hơn 6,2 triệu người (năm 1954 là 152,5km2, dân số khoảng 436.000 người).

Với quan điểm tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực của cả nước và nguồn lực quốc tế, xây dựng và phát triển Thủ đô thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5-5-2022, về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết đề ra mục tiêu đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là Thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực. Tầm nhìn đến năm 2045, Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt trên 36.000 USD; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hòa; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Hà Nội ngày nay là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Đó là vinh dự lớn, đồng thời là trách nhiệm hết sức nặng nề. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hiến và anh hùng, những thành tựu to lớn đạt được, Đảng bộ và nhân dân Hà Nội quyết tâm xây dựng, phát triển Thủ đô ngày càng giàu đẹp văn minh, hiện đại, xứng đáng là trái tim của Tổ quốc, xứng đáng với niềm tin yêu và hy vọng của nhân dân cả nước.

hn-9a.jpg
hn-10a.jpg
hn-11a.jpg
hn12.jpg
(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Thủ đô Hà Nội 70 năm chiến đấu, xây dựng và phát triển

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.