Theo dõi Báo Hànộimới trên

Thêm start-up gia nhập ngành công nghệ ''điện năng chia sẻ''

Hải Yến| 14/01/2022 11:02

Xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2017 thông qua dịch vụ cho thuê pin sạc dự phòng tự động, công nghệ chia sẻ điện năng được đánh giá là một trong những ngành phát triển tiềm năng. Tuy nhiên, sau hơn 5 năm, các doanh nghiệp vẫn gần như “giậm chân tại chỗ” và chưa cho thấy sự bùng nổ nào.

Đầu năm 2022, tại các chuỗi nhà hàng, quán cà phê, cửa hàng tiện lợi… ở Hà Nội xuất hiện trạm sạc cho thuê pin sạc dự phòng tự động ESPOT thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Đầu tư công nghệ E-Spot, đánh dấu thêm một start-up chính thức gia nhập.

Trả lời cho câu hỏi vì sao lại lựa chọn dịch vụ cho thuê pin sạc dự phòng khi mà những doanh nghiệp đã và đang kinh doanh trong mô hình này chưa cho thấy dấu hiệu khả quan nào từ thị trường, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị E-Spot cho biết: “Chúng tôi tin vào câu nói đúng người, đúng thời điểm. Khi bạn hoàn toàn có thể giải quyết mọi nhu cầu đời sống, giải trí và công việc qua điện thoại thông minh thì vấn đề pin điện thoại chắc chắn là vấn đề mà người dùng bận tâm. Thực tế nhà sản xuất điện thoại luôn cố gắng nâng cao dung lượng pin, tuy nhiên, điều này không thể bảo đảm điện thoại có thể sống sót khi bạn ở ngoài quá lâu và không thể ngừng điện thoại. Bên cạnh đó, pin sạc của chúng tôi còn phục vụ cho những sản phẩm điện tử khác như iPad, Airpod… Đồng thời, sự phát triển của những ngân hàng số và ví điện tử cùng sự phản hồi tích cực của người dùng với những đơn vị thanh toán này càng làm cho chúng tôi có niềm tin về sự bùng nổ người dùng dành cho ESPOT”.

Ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư công nghệ E-Spot.

Từng có nghi ngờ về việc tồn tại của dịch vụ này khi công nghệ sạc nhanh ra đời, tuy nhiên hai hình thức này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Bản chất khi bạn có thể cầm trong tay một pin sạc dự phòng và thoải mái di chuyển đi lại khác biệt hoàn toàn với việc đứng im một chỗ và chờ sạc dù là thời gian ngắn.

Một trong những lý do để E-Spot tự tin “chinh chiến” trong thị trường này chính là sự cải tiến trong sản phẩm của mình. Phụ thuộc vào không gian đối tác, E-Spot sẽ cho lắp đặt loại trạm 10 hoặc 30 khe pin. Đặc biệt, các trạm sạc 30 khe pin còn tích hợp màn hình LED 27’’ và 55’’ phục vụ cho các hoạt động thương mại khác. Pin sạc mỏng nhẹ, tích hợp 3 đầu sạc phổ biến hiện nay gồm Micro USB, Type C, Cáp Lightning có dung lượng pin lên tới 5000mAh. Bên cạnh đó, lõi pin Li-po bảo đảm an toàn cho điện thoại và đặc biệt có thể cầm theo khi lên máy bay.

Người dùng tải app trên Google Play hoặc App Store để thuê pin hoặc thuê pin trực tiếp qua đường link của nhà cung cấp, hướng dẫn sử dụng chi tiết tại website: https://espot.vn/

Thực tế trên thị trường hiện nay, số tiền đặt cọc để thuê pin được xem như nguyên nhân người dùng e ngại với dịch vụ này. Muốn thuê một pin sạc dự phòng với mức giá khoảng 7.000-10.000 đồng/giờ, bạn cần đặt cọc một số tiền là 300.000 đồng để bảo đảm pin sạc sẽ được hoàn lại cho nhà cung cấp dịch vụ.

Đứng trước bài toán đó, E-Spot đã cam kết đưa ra mức cọc pin thấp nhất mà người thuê có thể chấp nhận được. Mặt khác, với sự tiến bộ công nghệ cùng các tiêu chuẩn đánh giá người dùng được đề ra, E-Spot sẽ tiến đến hành động bỏ hoàn toàn tiền cọc cho việc thuê pin. Việc làm này tạo ra một lối đi rộng mở để doanh nghiệp đưa dịch vụ trở nên phổ biến và tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn.

Cuối cùng, với đúng nghĩa sản phẩm tiện ích, E-Spot đưa ra mục tiêu cho đến năm 2025 sẽ có 10.000 trạm sạc được đặt trên cả nước để người dùng có thể thuê và trả ở bất cứ đâu. Các cổng thanh toán như ngân hàng số hay ví điện tử cũng sẽ được tích hợp đầy đủ giúp người thuê có thể chọn lựa hình thức phù hợp.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Thêm start-up gia nhập ngành công nghệ ''điện năng chia sẻ''

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.