(HNMO) – Tập đoàn Dầu khí VN, Tổng công ty Xăng dầu VN, Tập đoàn điện lực VN, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN, Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản… là những doanh nghiệp thuộc Top 10 doanh nghiệp lớn nhất VN.
(HNMO) – Tập đoàn Dầu khí VN, Tổng công ty Xăng dầu VN, Tập đoàn điện lực VN, Tập đoànBưu chính Viễn thông VN, Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản… là những doanh nghiệp thuộc Top 10 doanh nghiệp lớn nhất VN.
Ngày mai (25/11), Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt
Bảng xếp hạng VNR500 là kết quả nghiên cứu từ VietNam Report, được sự cố vấn của nhóm chuyên gia trong và ngoài nước, đứng đầu là GS. John Quelch, Phó Hiệu trưởng
Theo đó, doanh nghiệp không phải nộp bất cứ khoản phí nào để được lọt vào Bảng xếp hạng, cũng như không thể tác động nhằm thay đổi kết quả xếp hạng. Các doanh nghiệp lọt vào Bảng xếp hạng chỉ được biết thứ hạng của mình sau khi Ban Tổ chức công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Năm 2010, Bảng xếp hạng VNR500 được xây dựng dựa trên cở sở dữ liệu của VietNam Report (VNR Biz Database) và kết quả nghiên cứu số liệu điều tra mới nhất về các doanh nghiệp trên toàn quốc. Số liệu điều tra được cập nhật đến hết ngày
Bên cạnh Bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (không phân biệt nhà nước, nước ngoài, tư nhân), VietNam Report cũng công bố Bảng xếp hạng 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Tiêu chí lựa chọn các doanh nghiệp tư nhân được VietNam Report sử dụng là các doanh nghiệp có vốn sở hữu tư nhân lớn hơn hoặc bằng 51%. Để được xếp hạng trong Bảng xếp hạng doanh nghiệp mọi thành phần, doanh thu tối thiểu của doanh nghiệp phải trên 1200 tỷ đồng và vào Bảng xếp hạng doanh nghiệp tư nhân, doanh thu tối thiểu của doanh nghiệp phải đạt trên 500 tỷ đồng.
Ngoài ra, dựa trên danh sách công bố độc giả có thể tham khảo thứ hạng các doanh nghiệp được sắp xếp theo các tiêu chí khác như: Top doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất, Top doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất, Top doanh nghiệp có số lao động lớn nhất, Top doanh nghiệp có tổng tài sản lớn nhất…
Được biết, trong năm 2010 này, Ban Tổ chức đã nhận được sự hợp tác tích cực từ các doanh nghiệp lớn trong việc hợp tác công bố thông tin tài chính và kiểm chứng dữ liệu điều tra. Đã có gần 2500 hồ sơ, tài liệu cũng như các báo cáo tài chính được doanh nghiệp chủ động gửi về cho Ban Tổ chức dùng làm tài liệu tham khảo khi xếp hạng. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy môi trường kinh doanh tại Việt
Qua bảng xếp hạng VNR 500 năm 2010, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra một số kết quả ban đầu.
Thứ nhất, về cơ cấu loại hình doanh nghiệp, các doanh nghiệp trực thuộc khu vực kinh tế Nhà nước, bao gồm các Tập đoàn, các TCT và các công ty có vốn Nhà nước chi phối tiếp tục chiếm tỷ lệ cao trong Bảng xếp hạng VNR500 năm 2010 với tỷ lệ 46%. Ngoài số lượng lớn trong Bảng xếp hạng VNR500 năm 2010, các Tập đoàn và TCT Nhà nước cũng chiếm vị trí chi phối áp đảo trong Top 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, với sự góp mặt của 4 Tập đoàn kinh tế Nhà nước và 3 TCT Nhà nước. Các doanh nghiệp khối tư nhân và FDI chiếm tỷ lệ lần lượt là 31,2% và 23,8%. Điểm đáng lưu ý ở đây là khối tư nhân đang dần khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế khi tỷ lệ doanh nghiệp khối tư nhân có mặt trong Bảng xếp hạng lần lượt tăng đều qua các năm (24% trong Bảng xếp hạng năm 2008, 30% trong Bảng xếp hạng năm 2009 và 31,2% trong Bảng xếp hạng năm 2010).
Thứ hai, về cơ cấu ngành nghề, Bảng xếp hạng VNR500 năm 2010 tiếp tục cho thấy một số ngành trọng điểm vẫn duy trì được vị thế ưu thế của mình, như các ngành Ngân hàng – Tài chính, Vàng bạc đá quý, Viễn thông, Điện, Dầu khí. Đáng chú ý có ngành Viễn thông với sự góp mặt của 2 doanh nghiệp trong ngành trong Top 10 của Bảng xếp hạng năm 2010 và sự xuất hiện lần đầu tiên của doanh nghiệp ngành Chế biến xuất khẩu gạo cũng trong Top 10 Bảng xếp hạng năm nay. Trong khi đó các ngành khác gần như giữ ở mức “cầm chừng” so với thứ hạng năm ngoái, không có sự thay đổi nào đáng kể. Trong bối cảnh kinh tế thế giới và kinh tế trong nước có nhiều biến động, việc các ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam vẫn giữ được “vị thế” của mình cũng có thể xem là một điều rất đáng ghi nhận trong Bảng xếp hạng năm 2010.
Thứ ba, các doanh nghiệp trong VNR500 năm 2010 ngày càng chứng tỏ được sức mạnh đáng kể của mình với Top 20 doanh nghiệp đầu tiên trong Bảng xếp hạng đủ điều kiện gia nhập nhóm câu lạc bộ doanh thu 1 tỷ đô la Mỹ với mức doanh thu trung bình của nhóm đạt 2,7 tỷ USD.Và rất đáng ghi nhận khi các doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam đang ngày càng thu hẹp khoảng cách với các doanh nghiệp trên toàn cầu khi Top 50 doanh nghiệp đầu tiên trong BXH năm 2010 đủ tiêu chí về doanh thu để có thể đứng trong Bảng Xếp hạng Forbes 2000 về top 2000 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu.
Thứ tư, về hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp theo thành phần kinh tế, các doanh nghiệp khu vực FDI trong Bảng xếp hạng năm 2010 vẫn cho thấy hiệu quả kinh doanh tốt nhất với tỷ lệ lợi nhuận trên vốn (ROA)khoảng 13%, cao hơn gấp đôi so với khu vực Nhà nước (5,2%) và lớn hơn rất nhiều so với khu vực tư nhân (chỉ có 2,5%). Điều này cho thấy một thực trạng không vui là hiệu quả kinh doanh và đầu tư của khối doanh nghiệp trong nước, bao gồm cả doanhnghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, liên tục ở mức thấp trong các năm qua. Về đóng góp cho ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp khu vực Nhà nước trong Bảng xếp hạng năm 2010 vẫn dẫn đầu, với tỷ lệ gấp 4 lần đóng góp ngân sách của các doanh nghiệp FDI và gấp 10 lần đóng góp ngân sách của các doanh nghiệp tư nhân.
Thứ sáu, về đội ngũ CEO, lãnh đạo trong các doanh nghiệp lớn trong Bảng xếp hạng năm 2010, số liệu cho thấy trong các DNNN, đa số CEO nằm trong độ tuổi trên 50 (chiếm 26,4%), các CEO được xem là trẻ (trong độ tuổi từ 31 – 40) chỉ chiếm 1,2%. Trong khi đó, tỷ lệ CEO trẻ trong doanh nghiệp khu vực tư nhân và FDI khá ấn tượng so với khu vực Nhà nước (tỷ lệ 4,2% và 2,1%).
Thứ bảy, về địa bàn, chủ yếu các doanh nghiệp lớn trong Bảng xếp hạng năm 2010 vẫn tập trung ở hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và TP HCM. Số lượng doanh nghiệp nằm trong hai địa bàn này gần xấp xỉ nhau (với 23,6% cho TP. HCM và 21% cho Hà Nội). Các địa bàn khác chiếm tỷ lệ không đáng kể (dưới 6%).
Thứ tám, bảng xếp hạng cũng cho thấy có những biến động nhỏ trong nền kinh tế Việt Nam nói chung, và khu vực doanh nghiệp lớn nói riêng khi có khoảng 20% doanh nghiệp trong Bảng xếp hạng VNR 500 năm 2009 bị loại khỏi VNR 500 năm 2010.
Theo Ban Tổ chức: “Mặc dù sẽ không tránh khỏi các sai sót trong việc điều tra thu thập số liệu thống kê, tuy nhiên với mong muốn xây dựng một bức tranh tổng thể phản ánh hiện trạng sức mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam, chúng tôi hy vọng trong thời gian tới ngành xếp hạng Việt Nam sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ nhằm theo kịp xu thế phát triển của thời đại. Trong đó yếu tố quyết định không thể thiếu đó chính là sự ủng hộ từ cộng đồng các doanh nghiệp, từ cơ quan quản lý nhà nước và từ công chúng trong việc quản lý, giám sát, công khai minh bạch trong hoạt động xếp hạng”.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.