Theo dõi Báo Hànộimới trên

Thắt chặt quan hệ xuyên Đại Tây Dương

Quỳnh Chi| 24/05/2010 06:54

(HNM) - Với chủ đề

Trong bối cảnh châu Âu vẫn phải gồng mình chống đỡ những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và sự chia rẽ chính trị sâu sắc đang có nguy cơ làm xáo trộn trật tự tại Mỹ Latinh thì thành công tại Madrid sẽ tạo cơ hội để các quốc gia tại hai khu vực xích lại gần nhau, thắt chặt mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương để tăng sức mạnh đối phó với những thách thức hiện nay.

Một trong những thành công phải kể đến là việc EU và 6 nước Trung Mỹ (gồm Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras, Nicaragua và Panama) đã đạt thỏa thuận đầu tiên về tự do hóa thương mại. Quan trọng hơn nữa, EU và khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) cũng đã nhất trí nối lại quá trình đàm phán về Hiệp định tự do thương mại, vốn bị đình trệ từ năm 2004 do bất đồng giữa hai bên về việc áp thuế nhập khẩu nhằm bảo hộ ngành nông nghiệp châu Âu. Dự kiến vòng đàm phán đầu tiên sẽ tiến hành vào đầu tháng 6 tới dù hiện tại chưa có sự đồng thuận trong EU vì một nhóm quốc gia, dẫn đầu là Pháp, không đồng ý với ý tưởng này. Theo Pháp, một thỏa thuận với MERCOSUR sẽ đặt nền nông nghiệp EU trước nhiều nguy cơ, bởi các ngành như chăn nuôi bò, gia cầm và lợn của EU không thể cạnh tranh với các nước ở Mỹ Latinh. Paris chỉ muốn tái đàm phán với MERCOSUR khi nào vòng đàm phán thương mại Doha kết thúc.

Tuy nhiên, việc đa phần các quốc gia châu Âu mong muốn thiết lập thị trường tự do thương mại chung cho thấy sự thay đổi nhãn quan của EU đối với Mỹ Latinh, coi khu vực này như một đối tác chiến lược bình đẳng. Có thể nói đây là một bước đi khôn khéo của EU trong thời điểm khủng hoảng hiện nay. Vì xét một cách thực tế, với 270 triệu dân, gồm 4 thành viên đầy đủ là Argentina, Brazil, Paraguay, Uruguay, hiện MERCOSUR là thị trường lớn nhất Mỹ Latinh. Đó là chưa kể đến Venezuela - hiện cũng muốn trở thành thành viên của tổ chức này. Nếu Hiệp định Tự do thương mại EU-MERCOSUR được thiết lập, kim ngạch song phương sẽ tăng lên 100 tỷ euro/năm và mang lại lợi ích cho hơn 700 triệu người dân. Rõ ràng, tăng cường thương mại với Mỹ Latinh sẽ giúp Lục địa già có thêm một chìa khóa để thoát khỏi khó khăn.

Bất ngờ lớn được đánh giá tại hội nghị lần này là các nhà lãnh đạo đã nhất trí thành lập Tổ chức EU - Mỹ Latinh - một nỗ lực nhằm tăng cường đối thoại và tìm ra chiến lược, kế hoạch hành động chung. Bước chuyển lớn này sẽ giúp EU phát triển sâu hơn mối quan hệ chiến lược với Mỹ Latinh, qua đó tìm được thế đứng vững vàng trong cuộc cạnh tranh với các "đại gia" khác như Mỹ, Nga, Trung Quốc... tại khu vực này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thắt chặt quan hệ xuyên Đại Tây Dương

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.