(HNM) - Anh Phạm Văn Quỳnh, sinh năm 1976, Phó Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh thôn Xâm Xuyên, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín hiện là ông chủ của 3 vườn cây cảnh (vườn rộng nhất lên tới hơn 2ha). Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng vào năm 1995, khi đó anh Quỳnh chỉ có
Vốn đầu tư ban đầu của anh chỉ là 1 triệu đồng (tiền vay mượn) để mua hơn 100 cây đa, sau một năm anh lãi khoảng 100 triệu đồng. Anh đã dùng số tiền này để thuê đất, mua cây, mở rộng mô hình của mình cũng như trang trải cho những lần lặn lội đi đến các tỉnh để tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm, phương pháp ươm trồng. Với cách "lấy ngắn nuôi dài", đến nay, vườn cây cảnh của anh Quỳnh đã có khoảng 1.000 cây các loại (sanh, si, đa, tùng, lộc vừng…), nhiều cây có giá hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng. Mô hình sinh vật cảnh của anh đã mang lại thu nhập cho gia đình 3-5 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho gần 10 lao động thường xuyên và 20 lao động mùa vụ, với mức lương từ 3 đến 4,5 triệu đồng/tháng/người.
Không chỉ tập trung phát triển kinh tế gia đình, anh Quỳnh còn dành nhiều tâm huyết để giúp bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập. Năm 2005, anh mở một hội chợ trưng bày lớn, từ đó gây dựng phong trào trồng cây cảnh trên địa bàn. Xã Hồng Vân vốn chủ yếu các gia đình là lao động thuần nông, sau khi nhận thấy mô hình trồng cây cảnh mang lại hiệu quả, lại được anh Quỳnh hướng dẫn tận tình nên bà con đã mạnh dạn chuyển đổi. Ngoài việc trực tiếp dạy nghề hướng nghiệp, anh Quỳnh còn cung cấp cây non để thanh niên địa phương có chút "vốn" ban đầu. Hiện xã Hồng Vân đã có trên 200 nhà vườn, giải quyết việc làm cho khoảng 400 lao động trẻ. Hội Sinh vật cảnh của xã đã có 108 thành viên. Mô hình sinh vật cảnh đang tiếp tục được UBND xã nhân rộng, trở thành nguồn thu nhập chính cho các hộ gia đình.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.