(HNMO) - Lớp bảo vệ tầng ôzôn ở Bắc Cực giúp ngăn những tia nắng mặt trời gây tổn hại nhất - bức xạ cực tím - đã bị mỏng đi khoảng 40% trong mùa đông này, mức giảm kỷ lục, cơ quan thời tiết của Liên Hợp Quốc hôm qua cho biết.
Lớp ôzôn ở tầng bình lưu của Bắc cực bị hư hỏng không phải là "lỗ thủng ôzôn" nổi tiếng nhất - hiện nằm ở Nam Cực, tạo thành khi ánh sáng mặt trời trở lại vào mùa xuân của mỗi năm. Nhưng tình hình ở Bắc Cực cũng có nguyên nhân tương tự: hợp chất ozone trệu trạo trong không khí ô nhiễm được gây ra bởi sự kết hợp của nhiệt độ cực lạnh với ánh sáng mặt trời.
Các thiệt hại trong mùa đông này ở lớp khí quyển ôzôn mỏng manh của Bắc đã vượt quá sự mất mát theo mùa trước đó khoảng 30%, Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hiệp Quốc tại Geneva nói.
Điều này được đổ lỗi cho sự kết hợp của nhiệt độ rất lạnh ở tầng bình lưu, lớp chính thứ hai của bầu khí quyển trái đất, ngay phía trên tầng đối lưu, với các CFC ăn ôzôn từ thuốc trừ sâu và chất làm lạnh.
"Điều này là khá bất ngờ và bất bình thường", ông Bryan Johnson, một nhà hóa học khí quyển hiện làm việc cho Hệ thống phòng thí nghiệm trái đất của cơ quan đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ ở Boulder, Colorado nói.
Các nhà khoa học khí quyển đã lo lắng về sự nóng lên toàn cầu đối với Bắc Cực bởi đây là khu vực mà những tác động được cho là sẽ được cảm nhận trước tiên.
Mặc dù ôzôn mỏng hơn có nghĩa là bức xạ nhiều hơn có thể ảnh hưởng đến bề mặt trái đất, các cấp độ ozone ở Bắc Cực vẫn cao hơn ở các vùng khác như ở khu vực xích đạo.
Việc mất ôzôn xảy ra ở các vùng cực khi nhiệt độ xuống dưới -78 độ C và hình thành các đám mây băng óng ánh. Ánh sáng mặt trời trên bề mặt băng gây nên các phản ứng ăn ôzôn trong clo và brôm đến từ các chất ô nhiễm không khí như chlorofluorocarbon hay CFC, được sử dụng rộng rãi như là chất làm lạnh và chất chống cháy trong các thiết bị gia dụng.
Tính đến cuối tháng Ba, Liên Hiệp Quốc cho biết, lớp ôzôn mỏng đang dịch chuyển khỏi cực và bao phủ Greenland và Scandinavia.
Đối với hành tinh, Johnson cho biết, "nếu điều này xảy ra mỗi năm - ngay cả khi ôzôn có khả năng tái tạo nó một cách tự nhiên - Bạn có thể thấy một xu hướng giảm xuống của tầng ôzôn khí quyển".
Sau khi các nhà khoa học đưa ra cảnh báo vào đầu những năm 1970 - sau này đã giành được một giải thưởng Nobel - hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đã đồng ý với hiệp ước 1987 gọi là Nghị định thư Montreal về cắt giảm CFC sử dụng trong điều hòa nhiệt độ, thuốc trừ sâu, bao bì bọt và các sản phẩm khác.
Tuy nhiên, các hợp chất này có thời gian sống lâu trong khí quyển, do đó, phải mất nhiều thập kỷ thì nồng độ của chúng mới giảm dần đến mức trước năm 1980 đã được thông qua trong Nghị định thư Montreal. Tầng ôzôn ở bên ngoài các vùng cực có thể sẽ không phục hồi được về mức trước năm 1980 cho tới khoảng năm 2030 đến 2040.
Hiệp ước cũng khuyến khích các ngành công nghiệp ôzôn sử dụng hóa chất thay thế ít gây tổn hại đến tầng ôzôn.
Một số nhà khoa học nói rằng nếu hiệp ước đó đã không được thông qua, đến nay thế giới đã mất đi 2/3 lớp ôzôn bảo vệ và các CFC, cũng là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính, sẽ đẩy nhiệt độ thế giới tăng thêm vài độ.
Năm nay, mùa đông Bắc cực ấm hơn so với mức trung bình trên mặt đất nhưng ở tầng bình lưu lạnh hơn bình thường. Trung bình nhiệt độ ở Bắc Cực vào tháng Giêng từ khoảng -40 đến 0o C (-40 đến 32 F) và vào tháng Bảy từ khoảng -10o đến 10o C (14-50 F).
Các quan chức LHQ nói rằng, tổn thất ôzôn mới nhất - chưa từng có, nhưng không hoàn toàn bất ngờ - đã được phát hiện trong các quan sát vệ tinh và các khí cầu thời tiết cho thấy sự mất ôzôn ở mức cao đang xảy ra.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.