(HNMO) – Những năm 70 và 80 của thế kỷ trước, có những đội ngũ được giao nhiệm vụ luôn sẵn sàng túc trực trong các hầm tên lửa hạt nhân bí mật ở sa mạc Arizona, Mỹ. Và bất cứ lúc nào nhận được mệnh lệnh, họ có thể nhấn nút chấm dứt sự tồn tại của toàn bộ nhân loại trên trái đất này.
Yvonne Morris là một trong hai nữ chỉ huy đầu tiên của hầm tên lửa hạt nhân Titan 2 đóng tại Cánh tên lửa chiến lược 390 ở Tucson, Arizona Mỹ từ năm 1980-1984. Bà chịu trách nhiệm vận hành một tên lửa hạt nhân 9 triệu tấn.
“Mặc dù nhiệm vụ chính của chúng tôi là hòa bình và ngăn chặn chiến tranh thế giới thứ ba. Nhưng trong trường hợp nước Mỹ bị tấn công, chúng tôi luôn phải sẵn sàng để phóng tên lửa để đáp trả”, bà Yvonne Morris cho biết.
Phòng điều khiển được thiết kế để có thể an toàn trong trường hợp có một vụ tấn công hạt nhân lân cận.
Theo quy định bảo mật, khi bắt đầu ca trực, chúng tôi chỉ có 3 phút để di chuyển từ cửa mở bằng mã ở trên qua cầu thang xuống hầm. Nếu quá 3 phút, đội ngũ dưới mặt đất sẽ mặc định rằng có tình huống an ninh bất thường xảy ra bên trên và tôi sẽ bị bắt”, bà Morris cho biết. Trong ảnh: Quy định mọi thành viên trong phi hành đoàn luôn phải trong tầm nhìn của nhau.
Để khởi động tên lửa, người chỉ huy phải nhập đúng một mã gồm 6 chữ cái trên một dãy các bánh xe xoay. Nếu không biết mã chính xác, việc kết hợp các chữ cái có thể tạo ra 17 triệu kết quả.
Sau khi chèn chuỗi mã, người chỉ huy đếm ngược tới khi khóa phóng mở. Họ giữ khóa trong 5 giây khi một ô có ánh sáng màu xanh lá cây xuất hiện với dòng chữ “sẵn sàng phóng”. Khi xoay khóa, hệ thống phóng tên lửa sẽ khởi động. Lúc này, không ai có thể ngăn hoặc trì hoãn một vụ phóng tên lửa diễn ra.
Hầm tên lửa hạt nhân Titan 2 nằm bên dưới một gò đất thấp, bao quanh là sa mạc. “Mỗi hầm Titan 2 giống như một tảng băng trôi vậy. Chỉ có khoảng 10% cơ sở có thể nhìn thấy từ mặt đất, phần còn lại hoàn toàn ẩn bên dưới”, Morris nói. Ngoài việc giữ bí mật quân sự, việc xây dựng cơ sở nằm sâu dưới lòng đất giúp hệ thống vẫn an toàn nếu kẻ thù tấn công Mỹ bằng bom.
Trong giai đoạn 1960-1980, Tucson là nơi đặt 18 hầm tên lửa hạt nhân Titan 2. Ngày nay, chỉ còn lại duy nhất 1 hầm trong số này, được duy trì với tên gọi Bảo tàng lên tửa Titan, một di tích lịch sử quốc gia Mỹ. Trong ảnh: Trung tâm điều khiển bao gồm thiết bị điện tử, công tắc, nút điều chỉnh.
Di tích này là một lời nhắc nhở cho thấy vũ khí hạt nhân đáng sợ và nguy hiểm như thế nào trong thời kỳ chiến tranh lạnh. “Mỗi ngày trôi qua, tôi đều tự nhủ rằng “có lẽ hôm nay sẽ không phải là tận thế”, Morris bồi hồi kể lại.
Nơi nghỉ ngơi của các thành viên phi hành đoàn.
Titan 2 là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, gắn đầu đạn hạt nhân lớn nhất của Mỹ. Nó có sức công phá và khả năng hủy diệt gấp 650 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản vào năm 1945. Mục đích của nó là đe dọa đối phương, khiến họ phải lo sợ nếu phát động cuộc tấn công chống Mỹ.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.