Theo dõi Báo Hànộimới trên

Sức lan tỏa ngày càng sâu rộng

Minh Ngọc| 13/03/2013 06:50

(HNM) - Ngày 16-7-1998, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 về

Tiếp thu Nghị quyết, Huyện ủy Đan Phượng đã quán triệt nội dung Nghị quyết đến các cấp ủy, các ban, ngành, đoàn thể ở huyện và cán bộ chủ chốt ở các xã, thị trấn. Nhờ đó, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", bảo tồn và phát huy giá trị VH vật thể, phi vật thể, xây dựng các thiết chế VH ở Đan Phượng ngày càng phát triển rộng khắp. Nếu như năm 1998, huyện chỉ có 63% số hộ đạt danh hiệu Gia đình VH thì đến năm 2012, con số này đã tăng lên 86,7%. Số làng, cơ quan, đơn vị VH cũng tăng đều hằng năm, qua đó hình thành các phong trào thi đua sôi nổi, tích cực. Ngành giáo dục có phong trào thi đua "Hai tốt", "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo". Đoàn Thanh niên có phong trào "Tôi yêu Hà Nội", thực hiện cuộc vận động xây dựng thanh niên Thủ đô thời đại mới… Hơn thế, Đan Phượng đã thành lập nhiều câu lạc bộ giữ gìn, khôi phục vốn cổ như: Câu lạc bộ Chèo tàu xã Tân Hội; Ca trù (xã Thượng Mỗ), diều Bá Giang (xã Hồng Hà) và đưa các địa danh này trở thành địa chỉ VH dân gian.

Đan Phượng là địa phương thực hiện tốt Nghị quyết TƯ 5 trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể.Trong ảnh: Câu lạc bộ diều Bá Giang đã góp phần giữ gìn, khôi phục vốn cổ. Ảnh: Viết thành


Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết TƯ 5, hệ thống di sản VH ở quận Hai Bà Trưng được bảo tồn và phát huy giá trị. Hàng nghìn lượt người dân trên địa bàn đã đóng góp được hơn 100 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo 64 lượt di tích; phong trào VH, văn nghệ quần chúng hình thành và phát triển ở hầu hết các phường. Việc cưới, việc tang văn minh, tiến bộ được người dân nhiệt tình hưởng ứng (năm 2012, quận có 891/1.479 (bằng 60,25%) số người qua đời được hỏa táng)… Đáng nói hơn, phường Vạn Phúc (Hà Đông) tổ chức cho 100% số hộ gia đình ký cam kết thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Phường Khương Thượng (Đống Đa) thành lập đội bát âm và Hội Người cao tuổi của phường đứng ra phục vụ và tổ chức tang lễ cho người qua đời…

Những ví dụ thực tế, sinh động nói trên phần nào khẳng định Nghị quyết TƯ 5 đã, đang và sẽ tiếp tục đi vào cuộc sống.

Mục tiêu đi đôi với trách nhiệm

Thực hiện Nghị quyết TƯ 5, năm 2013 và những năm tới, quận Hoàng Mai tập trung xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với các phong trào thi đua yêu nước, nâng cao chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 11 của Thành ủy Hà Nội về tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới… Quận Hoàng Mai phấn đấu đến năm 2015 có 86% số hộ, 80% tổ dân phố, 55% đơn vị đạt và giữ vững danh hiệu VH. Không nằm ngoài mục tiêu trên, huyện Thanh Trì thực hiện lồng ghép Nghị quyết TƯ 5 với chương trình xây dựng người Hà Nội thanh lịch - văn minh, phấn đấu từ nay đến năm 2015 có 89% số gia đình; 62% số làng, tổ dân phố đạt danh hiệu VH; 82% số trường công lập đạt chuẩn; hoàn thành cơ bản dự án tu bổ khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An. Nâng cao đời sống VH, xây dựng nền VH Hà Nội tiên tiến, thanh lịch, văn minh cũng là nhiệm vụ, mục tiêu của tất cả các quận, huyện, thị xã còn lại trên địa bàn Thủ đô.

Mặc dù vậy, qua hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết TƯ 5 ở nhiều địa phương cho thấy, việc thực hiện Nghị quyết vẫn còn những bất cập, hạn chế cần sớm được khắc phục. Ông Nguyễn Minh Hùng, Bí thư Đảng ủy phường Kim Liên (Đống Đa) khẳng định: "Thời gian gần đây, một số gia đình cán bộ công chức, gia đình kinh doanh buôn bán kinh tế khá giả đã lợi dụng việc cưới để mưu lợi cá nhân; một số đám cưới cố tình lấn chiếm lòng, lề đường để dựng rạp, đỗ xe gây cản trở, ách tắc giao thông, mất mỹ quan đô thị. Một bộ phận thanh niên có tư tưởng muốn cưới thật to, thật hoành tráng"… Ở phường Vạn Phúc (Hà Đông), công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện việc tang văn minh vẫn gặp khó khi người dân còn nặng tư tưởng đưa người quá cố đi hỏa táng là sự bất hiếu hay làm cho vong linh người chết không siêu thoát. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác VH cơ sở đa số chưa được quy hoạch, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ nên trình độ còn hạn chế, hiệu quả công tác chưa cao. Việc giáo dục, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia xây dựng và phát triển VH ở một số nơi chưa có sự phối hợp đồng bộ; quá trình bình xét công nhận các danh hiệu VH chưa chặt chẽ, thiếu công bằng, dân chủ, có biểu hiện chạy theo thành tích…

Từ thực trạng này, bài học kinh nghiệm được các địa phương rút ra là phải gắn nhiệm vụ xây dựng VH với nhiệm vụ xây dựng chỉnh đốn Đảng; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, mặt trận và các hội, đoàn thể với ban tuyên giáo các cấp khi tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về VH đến các tầng lớp nhân dân…

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Sức lan tỏa ngày càng sâu rộng

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.