Theo dõi Báo Hànộimới trên

Sự cố uống nhầm a-xít: Ai bảo vệ thí sinh trong truyền hình thực tế?

Hoàng Quyên| 12/01/2015 11:33

(HNMO) – Vụ thí sinh Tấn Phát nuốt nhầm a-xít trong đêm bán kết “Tìm kiếm tài năng Việt Nam” vào tối 11-1 một lần nữa dấy lên sự cảnh báo về tính chất nguy hiểm của những tiết mục mạo hiểm trong các chương trình truyền hình thực tế.

ống nhầm a-xít trong đêm bán kết “Tìm kiếm tài năng Việt Nam” vào tối 11-1 một lần nữa dấy lên sự cảnh báo về tính chất nguy hiểm của những tiết mục mạo hiểm trong các chương trình truyền hình thực tế. 


Thí sinh Tấn Phát gặp tai nạn nghề nghiệp khi uống nhầm a-xít trong Bán kết 4 Tìm kiếm tài năng Việt Nam


Việc thí sinh Tấn Phát gặp “tai nạn nghề nghiệp” trong chương trình truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình quốc gia không phải là trường hợp hy hữu. Ngay cả ở nước ngoài, những chương trình, tiết mục ảo thuật có tính chất nguy hiểm vẫn có thể xảy ra những tình huống nằm ngoài kiểm soát của người diễn, nguy hiểm đến tính mạng. Điều đáng nói, ở nước ngoài, trong những chương trình, tiết mục có cảnh báo về mức độ nguy hiểm rủi ro cao, BTC luôn có những phương án dự phòng, đội ngũ bảo vệ, bảo hiểm, hỗ trợ cho diễn viên nếu như xảy ra những tình huống không may.

Trong khi đó, ở những chương trình diễn ra tại Việt Nam, phương án dự phòng, khâu bảo hiểm, sơ cứu tại chỗ dường như lại quá kém. Vụ việc thí sinh Tấn Phát uống nhầm ly a-xít trong đêm Bán kết 4 “Tìm kiếm thần tượng Việt Nam” diễn ra trực tiếp trên VTV3 vào tối qua 11-1 là một ví dụ điển hình của sự non kém trong khâu tổ chức các chương trình truyền hình thực tế. Ngay sau khi Tấn Phát uống nhầm ly a-xít, toàn bộ Ban giám khảo, ê-kip thực hiện chương trình dương như bị “đơ” với tình huống ngoài ý muốn này. BTC chương trình ngay thời điểm đó cũng không cho dừng tiết mục diễn, hoặc không hỏi xem Tấn Phát có thể biểu diễn được tiếp hay không.

Mặc dù cố gắng hoàn thành nốt bài thi nhưng trên truyền hình, khán giả hoàn hoàn nhận thấy gương mặt Tấn Phát đã biến sắc tái xanh, môi bị rộp trắng. Anh chàng cũng luống cuống uống hết những ly nước còn lại.

Đáng chú ý là trong khi khán giả truyền hình và tại trường quay khá hoảng hốt cho tiết mục của Tấn Phát, thì MC Thanh Vân vẫn máy móc dẫn chương trình theo đúng kịch bản thay vì cô phải đưa Tấn Phát vào trong để sơ cứu kịp thời. Việc MC coi như không vấn đề gì xảy ra, vẫn níu chân chàng ảo thuật trên sân khấu để giao lưu, hỏi ý kiến các thành viên ban giám khảo có thể coi là một sự xử lý thiếu chủ động,,, của BTC “Tìm kiếm tài năng Việt Nam”, cũng như phản ứng kém của người dẫn chương trình. Nếu trong tình huống, Tấn Phát uống một lượng a-xít lớn vào người thì rõ ràng, sự chần chừ và xử lý yếu kém của BTC chắc chắn sẽ nguy hại đến tính mạng chứ không thể nói là “tai nạn nghề nghiệp” đơn thuần.


Những tiết mục khiến khán giả hoảng hốt vì mức độ rùng rợn từng diễn ra trên sân khấu Tìm kiếm Tài năng Việt Nam


Ngay sau khi vụ việc xảy ra, đại diện BTC trả lời với HNMO rằng đã đưa Tấn Phát đi sơ cứu và kiểm tra sức khỏe. Cũng may, mới chỉ nhấp môi và nhổ ngay a-xít trong miệng nên Tấn Phát chỉ bị bỏng nhẹ ở môi. Chàng ảo thuật gia vì thế vẫn còn khá may mắn.

Chương trình “Tìm kiếm tài năng Việt Nam” qua 3 mùa lên sóng và đã có rất nhiều những tiết mục rùng rợn, nguy hiểm diễn ra trên sân khấu. Khán giả từng chứng kiến thí sinh nuốt đinh, dao lam, nuốt cá kèo sống, đập búa, chơi dao, nhảy xe đạp qua người… ngay trên sân khấu nhưng thực tế là khâu cảnh báo trên truyền hình Việt Nam chưa được chú trọng.

Người xem vẫn thấy trên những kênh phim nước ngoài như StarMovie, HBO, hay trên nhưng chương trình truyền hình thực tế trên các kênh AZN phát sóng luôn có những dòng cảnh báo nếu như sản phẩm lên sóng có yếu bố bạo lực, nguy hiểm, nhạy cảm. Trong khi đó, các chương trình truyền hình thực tế của Việt Nam từ nhiều năm nay đã nở rộ nhưng những biện pháp cảnh báo đến khán giả khá hời hợt, không thường xuyên có những dòng chữ cảnh báo nguy hiểm cho những tiết mục có độ rủi ro cao, có chăng là MC có vài lời qua quýt khuyến cáo.

Vẫn biết, một trong những điều kiện bắt buộc mà mỗi thí sinh khi đăng ký tham gia các chương trình truyền hình thực tế trên truyền hình là phải đảm bảo tính an toàn tiết mục của mình cũng như tự chịu trách nhiệm nếu rủi ro xảy ra, nhưng rõ ràng, nếu BTC chương trình chỉ nghĩ đến yếu tố câu khách mà không kiểm soát được hết những tiết mục quá nguy hiểm hoặc quá bạo lực trên sóng truyền hình quốc gia, không chuẩn bị những phương án dự phòng, bảo vệ cần thiết thì sẽ dễ dẫn đến những hậu quả khó lường. Mà người chịu tác động rõ ràng và nặng nề nhất từ những lỗi sơ xuất ấy lại là thí sinh và khán giả mà thôi.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Sự cố uống nhầm a-xít: Ai bảo vệ thí sinh trong truyền hình thực tế?

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.