(HNM) - Thông tư 24/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có hiệu lực từ ngày 1-1-2016 sẽ
Theo Thông tư 24/2015/TT-NHNN, từ ngày 31-3-2016, sẽ chấm dứt quy định vay ngoại tệ để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam. Nhiều DN đứng, ngồi không yên với quy định này, thậm chí hiểu nhầm là NHNN sẽ "thắt" cho vay ngoại tệ với tất cả các DN xuất khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có một nhóm DN bị dừng cho vay, còn những DN nhập khẩu hay thanh toán dịch vụ với đối tác nước ngoài vẫn được nhận chế độ "mở" như trước.
Giải thích rõ hơn về quy định dừng cho vay ngoại tệ theo Thông tư 24, ông Bùi Quốc Dũng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - NHNN cho biết, để hỗ trợ ổn định tỷ giá, thực hiện chủ trương chống đô la hóa của Chính phủ, các hoạt động cho vay ngoại tệ cần được hạn chế từng bước, phù hợp với định hướng chuyển dần từ quan hệ huy động, cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua - bán ngoại tệ, nhằm ổn định thị trường. Theo ông Dũng, trong bốn nhóm đối tượng có nhu cầu vay ngoại tệ, chỉ có một nhóm thuộc diện dừng cho vay từ ngày 31-3, đó là các DN vay ngoại tệ, sau đó bán lấy tiền VND để hưởng chênh lệch lãi suất, vì thực chất họ chỉ có nhu cầu tiền VND.
"Trước đây, thực hiện cho vay ngoại tệ với nhóm DN này vì nền kinh tế tăng trưởng thấp, cầu tín dụng trên thị trường thấp, nên NHNN hỗ trợ DN. NHNN quy định nhóm đối tượng này được vay ngoại tệ, qua đó họ sẽ được hưởng mức lãi suất thấp của vay ngoại tệ, sau đó bán lại cho ngân hàng cho vay để lấy tiền VND, đáp ứng nhu cầu vốn trong nước. Hiện nay nền kinh tế tăng trưởng tốt, cầu tín dụng tăng trở lại, cầu về ngoại tệ cũng tăng cao nên cần thiết thu hẹp đối tượng được vay. Điều này phù hợp với lộ trình chống đô la hóa, chuyển dần từ quan hệ vay mượn sang mua - bán" - ông Dũng khẳng định.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.