Bầu khí quyển trên sao Hỏa từng dày hơn, ấm hơn và ẩm ướt hơn so với ngày nay, cho đến khi nó bị phá hủy trong vụ va chạm với một hành tinh có kích cỡ như sao Diêm Vương.
Những dữ liệu được thu thập bởi tàu thăm dò sao Hỏa Curiosity của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy rằng bầu khí quyển của Hành tinh Đỏ từng có nhiều ôxy hơn cả bầu khí quyển trên Trái đất ngày nay. Điều này giúp củng cố giả thuyết cho rằng sao Hỏa có thể từng tồn tại sự sống.
Dữ liệu do tàu thăm dò Curiosity thu thập được cho thấy sao Hỏa từng có bầu khí quyển nhiều ôxy hơn Trái đất. |
Bầu khí quyển giàu ôxy của sao Hỏa được cho là đã biến mất khi một hành tinh có kích cỡ tương đương sao Diêm Dương va chạm với hành tinh đỏ cách đây hàng tỷ năm. Vụ va chạm này đã làm thay đổi thành phần khí của sao Hỏa dẫn tới bầu khí quyển bao quanh hành tinh này mỏng đi.
Tiến sĩ Chris Webster, thành viên nhóm nghiên cứu về sao Hỏa của NASA, cho biết: “Gió mặt trời cùng sự ảnh hưởng bởi một hành tinh có kích cỡ như sao Diêm Vương được cho là đã mất phần lớn bầu khí quyển thời kỳ sơ khai của Hành tinh Đỏ và kể từ đó bầu khí quyển trở nên khắc nghiệt hơn”.
Các nhà khoa học của NASA bắt đầu nghiên cứu bầu khí quyển của sao Hỏa sau khi một trong những kính thiên văn của cơ quan này trên mặt đất đã phát hiện thấy dấu hiệu khí mê tan bí ẩn tại 3 khu vực khác nhau ở bán cầu tay của hành tinh đỏ.
Khí mê tan có thể là dấu hiệu cho thấy một số dạng sống đang tồn tại trên sao Hỏa. Tuy nhiên, tàu thăm dò Curiosity vẫn chưa phát hiện thấy dấu hiệu của khi mê tạn trên sao Hỏa kể từ khi nó đáp xuống bề mặt hành tinh này vào tháng 8/2012.
Dự kiến, tàu thăm dò Curiosity sẽ tiếp tục lấy mẫu bầu khí quyển của sao Hỏa để phân tích trong hành trình của nó tới vị trí núi Mount Sharp. Vào mùa năm nay, NASA sẽ phóng một vệ tinh thăm dò Maven lên quỹ đạo hành tinh đỏ nhằm mục đích giải đáp bí ấn về khí mê tan trên hành tinh này.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.