Thiên thạch này có hình củ lạc, được nhìn nhận là có thể va vào Trái đất. Vậy loài người có thể tránh được thảm họa đó hay không? Các nhà thiên văn học đã phát hiện một thiên thạch dài 400 m có khả năng va vào Trái đất.
Ảnh minh họa. |
Đài quan sát Arecibo ở Puerto Rico với kính thiên văn radio khổng lồ đã ghi lại hình ảnh của thiên thạch được đặt tên 2015 BN509 này khi thiên thạch đang trên đường bay qua Trái đất.
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cảnh báo thiên thạch rộng khoảng 200 m dài khoảng 400 m này tiềm ẩn nguy cơ đối với Trái đất do có thể đâm vào hành tinh của chúng ta một ngày nào đó.
Trong tuần qua, thiên thạch này đến gần Trái đất ở khoảng cách 70.500 km. Vào thời điểm gần Trái đất nhất, khoảng cách giữa thiên thạch và hành tinh xanh chỉ gấp 14 lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng.
Theo nhà khoa học hành tinh, tiến sĩ Edgard Rivera-Valentín, thiên thạch hình củ lạc này hình thành bởi hai phần vật thể không gian dính vào nhau sau khi va chạm. Tiến sĩ Edgard cũng cho biết không giống các thảm họa tự nhiên, các vụ va chạm giữa Trái đất và thiên thạch có thể tránh được.
NASA hiện có hệ thống cảnh báo thiên thạch sớm mang tên Scout. Trong vòng 10 phút sau khi phát hiện thiên thạch tiến đến Trái đất, hệ thống này có thể vạch ra các tuyến đường bay tiềm ẩn nguy cơ va chạm.
Hệ thống này sau đó sẽ báo động ba kính thiên văn khác để các thiết bị cùng quan sát và xác định đường bay chính xác nhất của thiên thạch.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.