Đây thực chất là những hố đen nằm trong Dải Thiên hà mang tên IC 3639, cách Trái Đất 170 triệu năm ánh sáng, tức khoảng 9.500 tỷ km vì
Hai hố đen được ví như "quái thú trốn dưới gầm giường". Ảnh: RT. |
Các nhà khoa học đã phát hiện ra các hố đen siêu khối lượng tại trung tâm của hai dải thiên hà gần Trái Đất. Hai dải thiên hà này từ lâu không bị phát hiện do bị các vật thể gần Trái Đất và các đám mây bụi sao che khuất.
Được Cơ quan Hàng không Vũ trụ (NASA) mô tả là “các hố đen quái thú”, chúng được coi là động cơ của hai “hạt nhân thiên hà đang hoạt động”, tức là một loại vật thể trong vũ trụ cực kỳ sáng mà thành phần gồm quasar (chuẩn tinh) và blazar (chuẩn tinh cực kỳ đặc).
Trong một tuyên bố từ NASA, ông Peter Boorman nói: “Giống như khi chúng ta không thể nhìn thấy Mặt Trời vào ngày nhiều mây, chúng ta cũng không trực tiếp nhìn thấy các hạt nhân thiên hà này sáng như thế nào do chúng bị các đám khí và bụi sao bao quanh”.
Các hố đen này nằm trong Dải Thiên hà mang tên IC 3639, cách Trái Đất 170 triệu năm ánh sáng, tức khoảng 9.500 tỷ km.
Mặc dù hai hố đen nói trên chưa từng bị phát hiện trước đây nhưng chính “thói phàm ăn” của chúng đã khiến chúng bị phát hiện. Các “thức ăn” mà hai hố đen này “ngốn” vào đã phát ra bức xạ năng lượng cao dưới dạng tia X. Nhiều loại kính viễn vọng không thể phát hiện ra bức xạ này. Tuy nhiên, kính viễn vọng quang phổ hạt nhân NuSTAR của NASA thì khác.
Daniel Stern, một nhà khoa học thuộc dự án NuSTAR tại Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA ở Califorlia, nói: “Thật phấn khích khi sử dụng khả năng của NuSTAR để thu thập được thông tin độc đáo, quan trọng về các quái thú này”. Ông cho biết hai “quái thú” ở “sân sau vũ trụ” này có thể được nghiên cứu chi tiết.
Theo Ady Annuar, sinh viên tốt nghiệp Đại học Durham ở Anh, chuyên nghiên cứu dải thiên hà NGC 1448, hai hố đen này tương đối gần với Dải Ngân hà và có thể nói chúng như “quái thú trốn dưới gầm giường”.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.