(HNMO) - Các hóa thạch vi khuẩn được tìm thấy ở Úc cho thấy, hơn 3,4 tỷ năm trước đây, vi khuẩn đã phát triển mạnh trên trái đất không có oxy, một phát hiện làm tăng hy vọng về sự sống đã tồn tại trên sao Hỏa.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tây Úc và Đại học Oxford cho biết, những phần còn lại của các vi khuẩn, nằm trong các lớp đá trầm tích cổ đại, đã gây ra cuộc tranh luận kéo dài gần một thập niên, đã được xác nhận là những hóa thạch đầu tiên từng được ghi nhận.
Các mẫu vật này đến từ vùng Pilbara hẻo lánh của Tây Úc, một vùng được gọi là Hồ Strelley, nơi các vi khuẩn, sau khi chết, đã được bảo quản tuyệt vời giữa các hạt thóc sa thạch. Pilbara có một số cấu tạo đá lâu đời nhất hành tinh.
Năm 2002, một nhóm các nhà khoa học làm việc trong cùng khu vực cách đó chỉ 35 km cho biết, họ đã tìm thấy hóa thạch vi khuẩn trong cùng một sự cấu tạo.
Tuy nhiên, điều này đã gây tranh cãi, một số chuyên gia nói rằng những hốc đá nhỏ không phải là dấu hiệu của các sinh vật đã từng sống mà là kết quả của sự khoáng hóa đá.
Soi trên kính hiển vi điện tử và các kỹ thuật quang phổ mới nhất, các tác giả của nghiên cứu mới cho biết, họ có bằng chứng rằng mẫu của họ là sinh vật học gốc.
Họ tin rằng, các vi khuẩn đã ăn các hợp chất lưu huỳnh để tồn tại.
Các dấu hiệu đo lường chỉ có khoảng 10 phần triệu của một mét dài.
Theo các nhà khoa học, hình dạng và phân nhóm của chúng không chỉ phù hợp với các tế bào vi khuẩn.
Chúng cũng có các tinh thể nhỏ của pirít, một hợp chất sắt và lưu huỳnh còn được gọi là vàng giả, là sản phẩm rõ ràng của sự chuyển hóa lưu huỳnh và sun-phát, theo lập luận của các nhà khoa học.
Nhóm nghiên cứu do nhà khoa học David Wacey của Đại học Tây Úc dẫn đầu đã báo cáo về phát hiện của mình trên tạp chí Nature Geoscience số mới nhất.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.