(HNMO)- “Nữ hoàng cuối cùng” của nhà văn Anchee Min là phần hai của những câu chuyện chốn thâm cung bí sử về nhân vật lịch sử có thật Nữ hoàng Từ Hy Thái Hậu (Trung Quốc). Sách do NXB Văn học và Đại Việt Books ấn hành, Cty Cổ phần văn hóa truyền thông Phương Đông phát hành chính thức ra mắt đọc giả Việt
(HNMO)- “Nữ hoàng cuối cùng” của nhà văn Anchee Min là phần hai của những câu chuyện chốn thâm cung bí sử về nhân vật lịch sử có thật Nữ hoàng Từ Hy Thái Hậu (Trung Quốc). Sách do NXB Văn học và Đại Việt Books ấn hành, Cty Cổ phần văn hóa truyền thông Phương Đông phát hành chính thức ra mắt đọc giả Việt
Câu chuyện lịch sử chân thật
Năm 1852, cô gái đẹp mười bẩy tuổi thuộc một gia đình danh giá nhưng đã bị bần cùng hóa của bộ tộc Yehonala đến Bắc Kinh làm thứ phi cho Hoàng tử trẻ Hàm Phong. Từ Hy, có tên Phong Lan khi còn là một cô gái, là một trong số hàng trăm phi nữ đến Hoàng cung với mục đích đơn thuần là để đẻ một đứa con trai cho Hoàng đế.
Chẳng sung sướng gì khi vào Tử cấm thành, một vùng mênh mông những cung điện và vườn hoa, do hàng nghìn thái giám điều khiển và bị vây kín trong những bức tường ở trung tâm Bắc Kinh. Triều Thanh đang mất đi nguyên khí của nó và triều đình đã trở thành một nơi hẹp hòi thiển cận mang tính bài ngoại. Vài thập kỷ trước đó, Trung Hoa đã thua trong cuộc chiến tranh Nha phiến, từ đó nó đã làm giảm thiểu việc tăng cường sức phòng thủ hoặc cải thiện những mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác.
Trong phạm vi những bức tường của Tử cấm thành, những hậu quả của một bước đi lầm lỡ thường luôn luôn chết người. Là một trong hàng trăm người đàn bà ganh đua chiếm sự chú ý của Hoàng đế, Phong Lan phát hiện ra phải nắm quyền chủ động trong tay mình. Sau khi tự mình đi học nghề trong nghệ thuật làm khoái lạc đàn ông, nàng đã hy sinh mọi thứ bằng việc đút lót để tìm đường vào phòng ngủ của Hoàng đế và quyến rũ quân vương. Hàm Phong là một người đàn ông lo âu phiền muộn, nhưng có một thời gian, tình yêu của họ đắm say và thực lòng, nên chẳng bao lâu, nàng có được cái phúc lớn là sinh cho ông được đứa con trai độc nhất và là người kế vị. Được nâng niu lên bậc Hoàng hậu, Phong Lan vẫn phải đấu tranh để giữ vững địa vị của mình, trong khi Hoàng đế có những người yêu mới, quyền được nuôi dạy đứa con trai của chính mình lại bị đặt dưới quyền kiểm soát của Hoàng hậu Nuharoo, vợ cả của Hoàng đế không ngừng gây tranh cãi nghiêm trọng.
Sự xâm lược của Anh, Pháp và Nga năm 1860, và sự chiếm đóng Bắc Kinh tiếp đó, buộc triều đình Trung Hoa phải lưu vong đến miền đất giành riêng cho sắc bắn ở Nhiệt Hà ngoài vạn lý trường thành. Nơi đây, những tin tức nhục nhã bằng những ngôn từ xấc xược về hòa bình cũng làm suy giảm sức khỏe của Hoàng đế. Cùng với cái chết của Hàm Phong và tướng Yung Lu. Tướng Yung Lu đẹp trai đã ngự trị những tình cảm lãng mạn của Phong Lan còn trẻ, nhưng ở địa vị mới của mình về quyền lực, có rất ít cơ hội cho cuộc sống cá nhân. Là Đồng nhiếp chính với Hoàng hậu Nuharoo cho tới khi con trai mình trưởng thành, Hoàng hậu Phong Lan bắt đầu cuộc ngự trị lâu dài và náo loạn sẽ kéo dài tới đầu thế kỷ sau.
Tìm hiểu những bí sử chốn thâm cung
Nếu như trong “Nữ Hoàng Phong Lan” đầy rẫy những âm mưu của một triều đình già nua, cũ kỹ, cạn kiệt sinh khí, nơi đàn ông, đàn bà dẫu không muốn cũng trở thành những đối thủ cắt họng nhau, đầu độc lẫn nhau về những ý niệm mở hồ, triều đình, cung cấm, nơi quá nhiều những nghi lễ rắc rối, phiền phức, khiến con người luôn tự cảm thấy như con chuột nhắt sắp sửa sa thêm vào cái bẫy khác, trong bối cảnh nhung nhúc những thái giám mà khả năng căm hận đến ê chề, trong lòng chỉ muốn mọi người đều phải có bi kịch, cho được công bằng thì trong Nữ Hoàng Cuối Cùng, lịch sử với những thành kiến, những quan niệm sáo mòn xơ cứng, đầy rẫy những sai lầm, phải là những bi kịch nối tiếp bi kịch.
Bi kịch đầu tiên là phải điều tra những hành động tham nhũng, lộng quyền, xa hoa dâm dật trong cuộc sống của tướng Sheng Pao, tuy trong lòng day dứt “ Phong Lan, không có Sheng Pao, mày đã không sống nổi”, nhưng vì an nguy của triều đình và ngôi vị Hoàng đế của con trai, phải rầu lòng ra lệnh hành quyết Sheng Pao.
Tiếp đó, là gạt bỏ vai trò và địa vị của Hoàng đệ Kung, cánh tay phải của mình, vì bằng nhiều cách, Kung đang muốn hai vị Hoàng hậu nhiếp chính chỉ là những bà chị dâu không phải là những người cộng tác về chính trị, có những dấu hiệu Kung đang dần dần thâu tóm quyền lực. Nhưng bi kịch khủng khiếp nhất là việc An Thế Hải theo dõi và phát hiện ra việc Đồng Trị bị mắc bệnh hoa liễu khi mới mười ba tuổi, tại các nhà chứa bình dân.
Bi kịch nọ dẫn đến bi kịch kia. Đó là cái chết của An Thế Hải, chết vì đã sa vào bẫy của Hoàng đế Đồng Trị muốn báo thù kẻ đã tiết lộ mình lui tới các nhà chứa, hoặc biết mà vẫn đi để thỏa ước mơ được phần nào giống như thái giám Trịnh Hòa đời Minh, đô đốc hạm đội Trung Hoa trong bảy cuộc viễn thám tới Đông Nam Á, Ấn Độ Dương và cả Đông Phi. An Thế Hải chết: Lòng tôi tan nát và những mảnh vỡ được ướp sầu đau. Khi tôi nằm trên giường, bóng đêm không lọt vào, tôi thường hình dung ra những chim câu trắng lượn vòng trên mái nhà tôi, và giọng An Thế Hải nhẹ nhàng gọi tôi… Tôi đãkhông nhận ra mình đã yêu y và cần y biết bao.
Nhưng dẫu sao cũng không tan nát bắng cái chết vì bệnh hoa liễu của chính con trai bà. Hoàng đế Đồng Trị, thân thể lở loét vô phương cứu chữa ở tuổi mười chín sau hai năm lên ngôi, và đau đớn nhất ở chỗ tuy là mẹ đẻ nhưng lại không được phép tự mình nuôi dạy con đúng đắn, thiết thực, nghiêm khắc để trở thành một Hoàng đế chính trực, thậm chí trong con mắt của Đồng Trị, mẹ mình cũng chỉ là một thần tử.
Đồng Trị chết hơn một tháng sau, Từ Hy nhận đứa con trai bốn tuổi của em gái mình và Hoàng tử Chun làm con nuôi, đưa lên ngôi kế vị lấy tên Hoàng đế Quang Tự. Từ một đứa trẻ nhút nhát, Quang Tự trở thành người hiếu học, ham hiểu biết, có ý thức về trách nhiệm cương vị Hoàng đế, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của những tư tưởng cấp tiến phương Tây, chống lại phái bảo thủ, trì trệ trong hoàng tộc, chống lại cả Từ Hy, vô tình rơi vào âm mưu của phái cải cách định sát hại Từ Hy trong sự biến một trăm ngày, mặc bà luôn dằn lòng ủng hộ tư tưởng và chủ trương quá khích của Quang Tự.
Điều chưa đủ của Quang Tự chính là bản lĩnh, kinh nghiệm không nhận thức được quyền trị vì đất nước chính là cái Hội đồng bộ tộc Mãn Châu chứ không phải mẹ nuôi mình cũng không phải mình với tư cáchHoàng đế, không thấy được “ trong những bộ áo triềulộng lẫy, thế hệ Hoàng tộc Mãn Châu này cắn xé nhau như một đàn sói trước bổng lộc và tiền lương vẫn lăm le hất quay Tự khỏi ngôi vị Hoàng đế giành lấycho con cháu mình, không thấy được những âm mưu thôn tính của các nước ngoài, lợi dụng tham vọng, chiêu bài cải cách của Khang Hữu vì Lương Khải Siêu, chẳng những Quang Tự luôn coi thường chống lại những thiện ý của Từ Hy, Quang Tự còn luôn ngờ vực những đại thần công tác đắc lực với Nữ Hoàng, đầy tài năng, hết lòng vì đất nước, ủng hộ cải cách một cách khôn ngoan, chừng mực như Lý Hồng Chương, Yung Lu…Quang Tự tiếp tục cho rằng sự tiến bộ đang bị lý và Yung Lu cản trở.
“Nhưng trên tất cả là cái bóng của mẹ mình sau bức màn che”. Có nghĩa phải xóa cái bóng ấy đi. Nhưng âm mưu thất bại, Khang Hữu và Lương Khải Siêu được Nhật, Anh giúp trốn thoát sang Nhật, Quang Tự với mặc cảm tội lỗi, mỗi lúc một ốm yếu về tinh thần, về thể xác, thoái thác nhiệm vụ, sống cô đơn khép kín. Ba năm sau Quang Tự chết, cái ước vọng của Từ Hy “ Đã đến lúc ta thoái vị, con sẽ là tổng thống Trung Hoa hoàn toàn tan vỡ”.
Tóm lại, cả cuộc đời mình, bốn mươi bảy năm cầm quyền Từ Hy đã kiên cường sống, đấu tranh với số phận, đấu tranh thù trong giặc ngoài, công bằng, không kỳ thị, ưu ái với người tài bất kể là người Mãn hay người Hán, để chứng minh ngạn ngữ “Khi người đàn bà lên boong, con tàu sẽ đắm” là sai, nhưng thực tế lại là con tàu Hầu Phong đã chìm, con tàu Đồng Trị, con tàu Quang Tự chìm nghỉm, kể cả con tàu Phổ Nghi bà dựng lên lúc sắp lìa đời cũng chìm nốt. Bà hạnh phúc hay bất hạnh?
Những người thân yêu nhất đều chết bi đát, trong tuyệt vọng, từ chồng đến con đẻ, con nuôi, kể cả người đàn ông chỉ đàn ông về tinh thần, không đàn ông về thể xác làm chỗ dựa cho những khát khao, trong cơn tuyệt vọng và chỉ khi y chết mới biết yêu y biết bao. Còn người tình đích thực lúc “ngả nghiêng rạo rực, muốn dấn thân”, lại đang kiềm chế trước nghi lễ, nghĩa vụ trước đức hạnh, trước sự tồn vong của triều đại và ngôi vị Hoàng đế của con mình. Mất hết và chịu đủ mọi tai tiếng trong dư luận, trên các báo trong và ngoài nước: Mụ đàn bà thâm hiểm có trái tim băng giá, con dâm phụ, con rồng cái sống cuộc đời để tìm khoái lạc… mong giữ vững triều đình, mong Trung Hoa biến đổi, nhưng rút cục vẫn không thể lay chuyển nổi một Trung Hoa mới chỉ chợt tỉnh giấc trước một tầng lớp cầm quyền hủ lậu và đồi bại.
Nguyên nhân của mọi bi kịch, mọi thất bại, đó là một chế độ không có cơ hội để tự hỏi ai thực sự là bạn của mình. Kết quả của việc không phân biệt nổi giữa chính tà và thiện ác chính là đầu óc con người chứa đầy những nỗi sợ hãi và nghi ngờ. Tất cả đều bất lực trước gánh nặng của truyền thống, sự mù quáng và ích kỷ, của quyền lực và bản thân lịch sử như tác giả đã vạch ra trong truyện.
Anchee Min sinh tại Thượng Hải năm 1957 và lớn lên đúng vào thời “Cách Mạng Văn Hóa” (1965-1975). Cô đã từng là một Hồng Vệ Binh và đã đóng vai Mao Phu Nhân trong “Đỗ Quyên đỏ”, một phim ca kịch do Giang Thanh (Mao Phu Nhân) làm để ca ngợi chính mình. Năm 27 tuổi (1984) Anchee Min sang định cư tại Hoa Kỳ. Sau khi tốt nghiệp cao học văn chương bà đã dành ra 8 năm nghiên cứu để bảo đảm sự xác thực của các chi tiết trong quyển sách đầu tay “Đỗ Quyênđỏ”. Năm 1994, “Hồng Đỗ Quyên”được giải “cuốn sách đáng chú ý trong năm” của tờ New York Times, được dịch ra 14 thứ tiếng và Hollywood đã mua bản quyền để làm phim. |
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.