Bộ Kế hoạch Đầu tư vừa yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường hỗ trợ sau cấp phép, tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án.
"Ngoại kích", theo giải thích của ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư, là khi gia nhập WTO, VN sẽ tận dụng cơ hội thành viên để đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài. Hiện đề án thành lập cơ quan xúc tiến đầu tư ở nước ngoài đã hoàn thiện, tháng sau sẽ trình Thủ tướng phê duyệt. Ngoài Mỹ và Đài Loan (đã có văn phòng) tới đây sẽ được nâng cấp, trước mắt VN sẽ nhanh chóng thành lập văn phòng xúc tiến đầu tư nước ngoài tại Nhật Bản, châu Âu. Ông Thắng cho hay, chính sách của VN vẫn là thu hút các tập đoàn lớn mang công nghệ đến VN và kéo theo nhiều vệ tinh để phát triển công nghiệp phụ trợ.
"Nội công" chính là khâu tiếp đón, hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án tại VN. Từ đầu năm đến nay, 2 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đã được các ông chủ đưa vào triển khai. So với cùng kỳ năm trước, con số này tăng 17,7%, cao hơn mức tăng 15,4% của cả năm 2005.
Ông Francis T. Tsai, Chủ tịch công ty Mitac, Đài Loan nhận xét chính sách vĩ mô của VN dường như rất tốt nhưng triển khai cụ thể ở từng địa phương lại quá khác nhau. Mitac từng khảo sát môi trường đầu tư tại Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và một số tỉnh phía
Mới đây, Canon VN tuyên bố sẽ đầu tư thêm 110 triệu USD, nâng tổng vốn đầu tư của tập đoàn tại VN lên 370 triệu USD vào cuối năm 2007. Với số vốn đầu tư này, VN sẽ là "cứ điểm" đầu tư lớn nhất cho sản xuất máy in phun ngoài Nhật Bản. Ông Mike Asao, Trưởng đại diện Canon VN cho hay hai nhà máy tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long và Khu công nghiệp Quế Võ hoạt động tốt đã thuyết phục lãnh đạo tập đoàn tiếp tục đầu tư vào VN.
Thành công trong việc thu hút các tập đoàn sản xuất ôtô, xe máy lớn của Nhật Bản, Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc Trịnh Đình Dũng chia xẻ kinh nghiệm: cùng tham gia giải phóng mặt bằng với nhà đầu tư, thủ tục hành chính giải quyết trong vòng 1 tuần, hỗ trợ nhà đầu tư nhanh chóng gỡ rối các vấn đề liên quan đến đình công, đào tạo nhân công... Trong bất kể cuộc khởi công xây dựng nhà máy của doanh nghiệp nào trên địa bàn hai tỉnh trên đều có bóng dáng của cấp lãnh đạo cao nhất tỉnh.
Đầu tàu cải cách
Trước sức hấp dẫn và năng động của các địa phương lân cận, Hà Nội không còn là địa chỉ vàng với các nhà đầu tư. Hiện danh mục kêu gọi đầu tư của thành phố lên tới 111 dự án, trong đó cần rất nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
Tại cuộc họp Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội mới đây, nhiều đại biểu tỏ ra bức xúc khi thành phố bị tụt hạng về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Để chấn chỉnh, ông Nguyễn Quốc Triệu, Chủ tịch UBND TP cho biết TP thành lập bộ phận thường trực "một cửa" do một Phó chủ tịch UBND TP phụ trách. Đây là cơ quan tiếp đón, hướng dẫn, tháo gỡ và xử lý những cơ quan, cá nhân trì trệ, thiếu trách nhiệm, nhũng nhiễu. Hà Nội sẽ duy trì tiếp doanh nghiệp trong và ngoài nước vào chiều thứ 4 đầu tháng hoặc đột xuất khi có yêu cầu cấp bách. Đề cập đến quyết tâm cải cách hành chính, ông đưa ra giải pháp mạnh: Lĩnh vực nào yếu kém kéo dài, thay cán bộ, kể cả cán bộ đó không có sai phạm cụ thể.
Lực cản các nhà đầu tư vào TP HCM được kết luận là yếu kém về cơ sở hạ tầng. Ông Lương Văn Lý, Phó giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư cho hay tới đây thành phố sẽ đổ hàng nghìn tỷ đồng cải tạo cơ sở hạ tầng, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh cải cách hàng chính. Bất cập về quy hoạch xây dựng, ngành nghề cũng được lãnh đạo thành phố đặt lên bàn tháo gỡ để kịp thời thúc đẩy nhà đầu tư thực hiện dự án.
Theo VNE
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.