(HNMO) - Sex, rượu và các thủ thuật kỳ lạ của động vật là những chủ đề của Giải thưởng Khoa học kỳ lạ năm 2011. Rốt cuộc, danh sách trúng giải có sự hiện diện của cuộc lắp lại dương vật thỏ thành công của các nhà khoa học, một chiếc cần sa 2.700 tuổi được cất giấu và những chú mèo phát sáng trong bóng tối.
10. Ngày tận thế của người Maya đã được sửa chữa
Có phải chúng ta đang đến gần ngày tận thế? Một số truyền thuyết dân gian nói rằng, lịch "Long Count" của người Maya cổ đại chỉ chạy đến ngày 21/12/2012 và sẽ có một cuộc khủng hoảng làm thay đổi thế giới xảy ra vào thời điểm đó. Các truyền thuyết khác, kể cả lịch Maya hiện đại ngày nay, nói rằng đó chỉ là một sự "tào lao" và rằng ngày 22/12/2012 sẽ đánh dấu sự khởi đầu của một chu kỳ lịch mới.
Và sau đó, Gerardo Aldana, một giáo sư tại Đại học California tại Santa Barbara đã nói rằng tất cả chúng đều có thể sai.
Aldana cho rằng, các tính toán mà chúng ta đã sử dụng để khớp lịch của người Maya với lịch hiện đại có thể cắt mất tới 50 đến 100 năm, do đó "Long Count" có thể đã kết thúc. Nếu Aldana đúng, thời gian biểu cho ngày tận thế đã có thể bị đẩy lên. Điều này có thể giải thích tại sao bộ phim "Apocalypto" của đạo diễn Mel Gibson đã diễn xuất rất lạ gần đây.
9. Tại sao lại là việc bình thường khi các chú chim đồng tính
Các nhà khoa học đã tìm thấy hơn 130 loài chim tham gia vào một số hoạt động đồng tính - và những con đực trong một số những loài như chim cánh cụt và ngỗng xám đôi khi có mối quan hệ tình dục lâu dài với nhau.
Điều đó từng là một câu đố đối với một số nhà sinh vật học tiến hóa, vì mối quan hệ đồng giới có vẻ như làm giảm nguy cơ sinh sản thành công của loài. Tin hay không, những con chim đồng tính hoàn toàn là một đề tài nghiên cứu ... không có gì sai trái với điều đó cả.
Geoff MacFarlane, một nhà sinh vật học tại Đại học Newcastle ở Úc, và các đồng nghiệp đã xem xét lại các nghiên cứu về 93 loài chim và gợi mở rằng có một mối quan hệ giữa cách nuôi dạy với việc kết bạn đồng giới. Hành vi đồng tính đực dường như được ưa thích hơn nếu các con cái của loài đó đang bận chăm sóc lũ con.
8. Cuộc chạy đua để tạo ra những trí tuệ nhân tạo thông minh như một con mèo
Những con mèo có thể không lấy làm thích thú khi nghe báo cáo rằng các nhà khoa học được Mỹ tài trợ đang cố gắng để tạo ra một bộ não nhân tạo thông minh như một con mèo, nhưng chúng nhận ra đây là một mô tả hết sức giản của dự án SyNAPSE.
Điểm thực sự của nghiên cứu này là xây dựng mạng lưới điện tử bắt chước bộ não sinh học, sử dụng các loại thiết bị mới được gọi là "memristor". Những mạng lưới này có thể "học" bằng cách lấy các thông tin bổ sung từ môi trường và áp dụng cho phù hợp.
Công nghệ này có thể sản xuất xe robot trinh sát thông minh hơn cho quân đội Mỹ. Nhưng người ta rất nghi ngờ việc các "memristor" dựa trên các mạng thần kinh sẽ khớp với trí thông minh của những con mèo. Chó thì có thể ... nhưng không phải mèo.
7. "Mật mã Da Vinci" trong mắt của Mona Lisa?
Mona Lisa là một trong những kiệt tác lớn của thế giới nghệ thuật, nhưng nó cũng là nguồn vĩ đại cho nền khoa học kỳ lạ. Trong những năm qua, các nhà nghiên cứu đã nói rằng họ đã lần ra nguồn cảm hứng cho bức chân dung của Leonardo da Vinci, được tìm thấy một phiên bản của bức tranh khỏa thân và tìm ra giọng nói của nàng Mona Lisa nghe như thế nào.
Trong năm 2010, Ủy ban quốc gia về di sản văn hóa Ý cho rằng, Leonardo đã vẽ rất nhỏ, gần như là những chữ cái vô hình, trong mắt Mona Lisa. Chủ tịch của ủy ban này, Silvano Vinceti, cho biết, các dòng trong một mắt xuất hiện để tạo thành chữ "LV", có lẽ thay cho tên của nghệ sĩ. Mắt kia có vẻ như chứa các ký tự "CE" hoặc có thể là "B." Và vẫn còn nhiều các chữ cái và số được phát hiện tại các khu vực khác của bức tranh.
Nhưng có thực là chúng ở đó? Một số chuyên gia cho biết, Ủy ban có thể đã đọc quá nhiều vào các phần của các vết nứt nhỏ của bức tranh. Trong số các sử gia nghệ thuật, ít nhất, "Mật mã Da Vinci" này đã không bán chạy nhất.
6. Gà và trứng: Thứ nào có trước?
Thứ gì có trước, gà hay trứng? Câu hỏi này thực sự còn hơn cả một vấn đề hóc búa triết học. Nhưng trong năm 2010, nghiên cứu của người Anh về quá trình hình thành vỏ trứng đã báo trước như là một sự cung cấp câu trả lời cho bí ẩn khoa học.
Các nhà sinh học thuộc các trường đại học Sheffield và Warwick đã thông báo rằng, ovocleidin-17, một loại protein được tìm thấy trong buồng trứng của gà, đóng một vai trò thiết yếu trong việc xây dựng vỏ trứng từ các tinh thể calcium carbonate. Điều đó khiến một số nhà triết học "gà hay trứng" tự cho rằng, những quả trứng gà đầu tiên chỉ có thể tồn tại nếu nó được tạo ra bên trong một con gà.
Trên thực tế, tất cả phụ thuộc vào định nghĩa của bạn: Ví dụ, chúng ta biết rằng khủng long đẻ trứng , vì vậy trứng hiển nhiên có trước gà. Và nếu một con vật tiền sử không thật sự là gà đẻ một quả trứng có chứa con gà thật sự đầu tiên, dựa trên mã gien di truyền của nó, bạn có tính đó như là một con gà hay không, hay là trứng gà?
5. Những con cò khổng lồ có thể đã ăn thịt người tí hon
"Các cò này! Chúng đang ăn Frodo!" Câu huyện "Chúa tể của những chiếc nhẫn" của J.R.R. Tolkien có thể đã có một kết thúc như một bộ phim kinh dị nếu nó phản ánh các bằng chứng hóa thạch được tìm thấy trên đảo Flores, Indonesia.
Flores được biết đến như là khu vực mà các nhà khoa học đã phát hiện ra tàn tích của một loài khỉ dạng người gọi là Homo floresiensis. Sinh vật này, dường như bị tuyệt chủng khoảng 12.000 năm trước, đã được mệnh danh là "hobbit" vì vóc người thấp bé của mình.
Giờ đây, các nhà cổ sinh vật học cho biết, họ đã khai quật được xương cánh và chân từ cò ăn thịt trong cùng một hang động nơi xương của các Homo floresiensis được phát hiện. Những con cò này khi đứng có thể cao gần 6 feet, có thể đã ăn các loài chim khác cũng như các loài cá và thằn lằn - "và về nguyên tắc, có thể ăn cả những thanh niên hobbit nhỏ bé, mặc dù chúng tôi không có bằng chứng về điều này," Hanneke Meijer thuộc Viện Smithsonian nói.
4. Tinh hoàn của loài dế lập kỷ lục thế giới
Các hạt của tinh hoàn ở loài dế chiếm tới 14% trọng lượng cơ thể của nó, theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Derby ở Anh. Điều đó có nghĩa là tinh hoàn của con dế là lớn nhất trong thế giới động vật, dựa trên tỷ lệ về tổng khối lượng cơ thể.
Nếu đặt tỷ lệ trên vào con người, một người đàn ông nặng 91 kg thì sẽ phải có tinh hoàn nặng tới 12,7 kg, tương đương với trọng lượng của hai quả bóng bowling.
Tại sao một con dế lại cần tinh hoàn lớn như vậy? Các nhà nghiên cứu cho rằng, kích thước lớn cho phép con dế đực nhanh chóng tận dụng cơ hội phối giống với nhiều bạn tình. Nhưng kích thước chỉ là thước tương đối, và thường đánh lừa. Hoá ra, vị trí thứ nhì trong cuộc đua kích thước tinh hoàn và cơ thể là loài ruồi giấm khiêm tốn, với tinh hoàn chiếm tới hơn 10% trọng lượng cơ thể.
Những nghiên cứu khoa học kỳ lạ nhất năm 2010
3. Thiết kế đường tốt hơn nhờ... nấm mốc nhớt?
Thật khó để tưởng tượng rằng, một chuyên ngành khoa học nào lạ hơn nấm mốc nhớt, nhưng các nhà nghiên cứu từ Đại học Hokkaido của Nhật Bản có thể tạo ra các dạng sống kỳ lạ làm một số điều tuyệt vời.
Trước tiên, các nhà khoa học sử dụng sức mạnh tìm kiếm thức ăn của nấm nhớt để giải quyết câu đố mê cung. Năm 2010, họ đã công bố nghiên cứu cho thấy làm thế nào mô hình phát triển của nấm mốc có thể phản ánh các tuyến đường tối ưu cho các liên kết giao thông công cộng ... trên bản đồ nơi bit của thực phẩm đứng ở các trạm xe lửa. Những thành tựu đáng ngờ này mang lại cho họ không chỉ một mà là hai giải thưởng Ig Nobel về khoa học ngớ ngẩn.
Nhóm Hokkaido không phải là nhóm duy nhất làm việc với các sinh vật nhỏ bé: các nhà khoa học Anh cho biết họ đã xây dựng một máy tính nấm mốc nhờn thô sơ có biệt danh là Plasmobot.
2. Làm thế nào bia tạo ra nền văn minh
Một số người có thể cho rằng, phát minh ra lửa đã khởi nguồn cho sự hình thành nền văn minh. Nhưng Brian Hayden, một nhà khảo cổ học tại Đại học Simon Fraser, cho thấy một phát minh khác có thể đã đóng một vai trò rất quan trọng: bia.
Tuổi của nền nông nghiệp đã hé mở khoảng 11.500 năm trước, khi người thuộc kỳ đồ đá mới bắt đầu thuần hoá các loại ngũ cốc như lúa mạch và gạo. Hayden là một trong một số các nhà khảo cổ học cho rằng, động lực để thuần hoá các loại ngũ cốc có thể là để pha đồ uống có cồn để sử dụng cho các nghi lễ. "Nó không phải là uống và việc ủ men đã giúp khởi đầu sự trồng trọt, chính bối cảnh của lễ hội liên kết bia với sự xuất hiện của các xã hội phức tạp," Hayden nói.
Các bằng chứng hóa học sớm nhất về bia đến từ phần cặn bên trong một cái bình được khai quật ở Iran có niên đại khoảng giữa năm 3400 đến 3100 trước Công nguyên. Các bằng chứng khác cho thấy rằng, bia đã mang lại cho người châu Phi cổ đại một liều kháng sinh khỏe mạnh, và rằng phụ nữ đã đóng vai trò chính trong việc sản xuất bia ở Peru cổ đại.
1. Đồ đá khắc cổ đại có thể là những đồ chơi tình dục
Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng, một mảnh xương sừng hươu được chạm khắc, được tìm thấy tại khu vực bãi đá cổ ở Thụy Điển có niên đại từ 6000 năm trước Công nguyên, có thể là một đồ chơi tình dục thời cổ đại.
Vật thể này dài khoảng 9cm và rộng 2,34cm, với điểm kết thúc nổi cục và nhọn. Điểm kết thúc nhọn cho thấy rằng, mặc dù hình thức nó giống như dương vật nhưng khúc xương này có thể đã được sử dụng cho việc đánh lửa. Người ta nói Sigmund Freud đã quan sát thấy rằng "đôi khi một điếu xì gà chỉ là một điếu xì gà", và đôi khi một công cụ đồ đá chỉ là một công cụ đồ đá.
Ngay cả khi nếu xương sừng hươu được cho là một món đồ chơi tình dục, nó không phải là thứ cổ xưa nhất: Một tượng dương vật bằng đá bóng láng được tìm thấy tại Đức được cho là khoảng 28.000 năm tuổi, trong khi một tượng nữ 35.000 năm tuổi với bộ ngực quá khổ có thể được coi là hình ảnh khiêu dâm lâu đời nhất của thế giới được biết đến.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.