Theo dõi Báo Hànộimới trên

Những gì sắp tới ở Libya quan trọng với nền chính trị, kinh tế Mỹ

H.V| 23/08/2011 16:22

(HNMO) – Những bước tiến đầy kịch tính của phiến quân Libya chống lại lực lượng của nhà lãnh đạo Moammar Gadhafi đã chứng minh cho quyết định của Tổng thống Barack Obama trong việc không sử dụng quân đội Mỹ trên mặt đất tại Libya và để NATO dẫn đầu cuộc chiến.


Làm thế nào quốc gia này có thể chuyển từ trạng thái đầy biến động sang trạng thái ổn định hiện là một thách thức mới với ông Obama và có thể quyết định đến quan điểm của công chúng với chính sách đối ngoại và một số biện pháp kinh tế của ông Obama.

Tuy nhiên, những tin tức đến với ông Obama ngày hôm qua (22/8) đã không thể tốt hơn. Đường phố Libya đầy phấn khích, ông Gadhafi đã lẩn trốn và giá dầu - một nhân tố đóng góp vào trạng thái hôn mê kinh tế nguy hiểm - đã giảm.

"Sự can thiệp Libya cho thấy những gì mà cộng đồng quốc tế có thể đạt được khi chúng ta đứng chung với nhau ", ông Obama phát biểu tại kỳ nghỉ của mình ở Martha Vineyard, Mass.

Ông Obama đã rất thận trọng nhấn mạnh rằng, sự bất ổn vẫn còn và chế độ Gadhafi có thể vẫn đặt ra một mối đe dọa. Hơn nữa, sẽ phải mất nhiều tháng để ổn định Libya trước khi các lĩnh vực dầu của nước này lại có thể sản xuất đủ dầu thô để bắt đầu xuất khẩu trở lại. Tuy nhiên, bất kỳ sự xuất hàng thêm nào cũng có thể làm hạ giá xăng dầu, vốn đã giảm hơn 40 cent/gallon so với mức đỉnh hồi tháng 5.

Ngược trở lại tháng 3, ông Obama đã đánh bạc rằng cách để đối đầu với một thảm họa dân sự có thể xảy ra ở Libya là xây dựng một liên minh NATO và các nước Ảrập để sử dụng không lực bảo vệ công dân Libya khỏi cuộc đàn áp của ông Gadhafi. Nhưng ý định của ông đã rất rõ ràng: ông Gadhafi đã phải đi.

 Việc loại bỏ ông Gadhafi còn có dụng ý khác. Một Libya ổn định sẽ có nghĩa là việc sản xuất dầu của nước này có thể quay trở lại, có khả năng làm giảm giá dầu, vốn đã tăng vọt trên toàn cầu hồi tháng 2 khi dòng chảy dầu từ Libya nhỏ giọt.


Theo thời gian và một lần nữa, Tổng thống đã trích dẫn các cuộc nổi dậy ở thế giới Ả Rập và việc tăng giá dầu như là "bóng ma" cản trở sự phục hồi kinh tế.

Libya có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất ở châu Phi. Trước cuộc nổi dậy, nước này là nước xuất khẩu dầu lớn thứ 12 thế giới, cung cấp hơn 1,5 triệu thùng mỗi ngày chủ yếu cho thị trường châu Âu.

Tin tức về sự thành công của phiến quân đã ảnh hưởng đến giá dầu thô Brent, được sử dụng để định giá nhiều loại dầu quốc tế, đã giảm 92 cent còn 107,70 USD mỗi thùng tại London.

Tuy nhiên, niềm vui được thể hiện trên các đường phố của Tripoli ngày hôm qua đã làm lu mờ 2 câu hỏi kéo dài: Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo và liệu sự tham gia tích cực hơn của Mỹ có thể đã loại bỏ sức mạnh của ông Gadhafi sớm hơn không?

Trong một tuyên bố vào cuối ngày 21/8, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain của Arizona và Lindsey Graham của South Carolina nói rằng, họ lấy làm tiếc rằng "thành công này đến quá lâu do sự thất bại của Mỹ trong việc khai thác toàn bộ sức mạnh không lực của chúng ta".

"Cuối cùng, sự can thiệp của chúng ta ở Libya sẽ được đánh giá là thành công hay thất bại không dựa trên sự sụp đổ của chế độ Qaddafi, mà phụ thuộc vào trật tự chính trị xuất hiện tại đó”, hai thượng nghị sĩ cho biết.

Thống đốc bang Texas Rick Perry, một ứng cử viên cho đề cử tổng thống của đảng Cộng hòa, thể hiện một quan điểm tương tự.

"Tác động lâu dài của các sự kiện ở Libya sẽ phụ thuộc vào việc đảm bảo rằng các phe phái nổi dậy hình thành một chính phủ thống nhất, dân sự, đảm bảo tự do cá nhân và xây dựng một mối quan hệ mới với phương Tây, nơi chúng ta là đồng minh thay vì là đối thủ", ông nói.

Tuy nhiên, chính quyền vẫn duy trì cảnh báo rằng, những thành công hôm nay có thể trở nên chua chát. Ông Obama đã kêu gọi lãnh đạo phe nổi dậy hành động cho sự chuyển tiếp "hòa bình, toàn diện và công lý".

"Công lý thật sự sẽ không đến từ trả thù và bạo lực", ông Obama nói. "Nó sẽ đến từ sự hòa giải và một nước Libya cho phép công dân của mình quyết định vận mệnh của chính họ".

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những gì sắp tới ở Libya quan trọng với nền chính trị, kinh tế Mỹ

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.