Cuộc sống bộn bề, nhiều áp lực dễ khiến dạ dày “bị bệnh” và biểu hiện qua các bộ phận cơ thể. Vậy nên nếu dạ dày bắt đầu xuất hiện “tật nhỏ”, các bộ phận khác trong cơ thể cũng sẽ “bật đèn cảnh báo”, nhắc nhở bạn nên kịp thời xử lý:
1. Loét miệng
Nếu trong khoang miệng thường xuyên xuất hiện các vết loét, nghĩa là bạn cần bổ sung lượng lớn vitamin A, B và sắt.
Do các thực phẩm tính chua có thể gây kích thích làm loét khoang miệng, bạn nên tránh các loại rau quả như cam, dứa, cà chua…
2. Lưỡi đổi màu
Màu sắc của lưỡi có quan hệ mật thiết đến chế độ ăn và là một “tín hiệu” cho biết trạng thái sức khỏe của cơ thể. Bởi vậy quan sát lưỡi định kỳ sẽ giúp bạn điều chỉnh lại thói quen ăn uống có lợi cho sức khoẻ.
Nếu lưỡi có màu đỏ khác thường nghĩa là bạn đã uống quá nhiều rượu, cơ thể bạn đang thông qua lưỡi để phát tín hiệu “đèn đỏ” cảnh báo thân nhiệt đang tăng cao.
Lưỡi trắng nhợt có nghĩa bạn đã ăn quá nhiều thực phẩm dầu mỡ, khiến hệ tiêu hoá gặp vấn đề hoặc do cơ thể bị thiếu sắt.
3. Eo quá khổ
Ăn trái cây sau bữa ăn là thói quen của không ít người. Tuy nhiên, thói quen này sẽ khiến vòng bụng tăng nhanh.
Thông thuờng thời gian để tiêu hoá hoa quả chỉ khoảng 20 phút, trong khi các loại thực phẩm khác trong bữa ăn đều cần nhiều thời gian hơn. Nếu ăn trái cây sau bữa ăn, trái cây sẽ được trộn lẫn cùng các thực phẩm khác làm tăng vòng eo trong khi thời gian tiêu hoá bị kéo dài hơn. Bởi vậy, tốt nhất nên ăn trái cây trước bữa ăn.
4. Mắt bị ngứa, đỏ
Nhiều người khi thấy mắt có cảm giác ngứa, mỏi thường tự đi mua thuốc chữa. Thực tế, thay đổi một chút chế độ ăn uống của sẽ có hiệu quả hơn.
Nếu mắt có triệu chứng ngứa, sưng đỏ, hoặc khoé mắt đỏ, nứt, bạn cần bổ sung sữa, ăn nhiều các thực phẩm có nguồn gốc ngũ cốc và gan động vật.
Nếu xuất hiện bọng nước nhỏ ở tuyến lệ gần lông mi, thường do thiếu vitamin B, hoặc có thể gần đây bạn đã có quá nhiều áp lực rồi đấy!
5. Trí nhớ giảm sút
Không chỉ tuổi tác mà thói quen ăn uống cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của não bộ. Chế độ dinh dưỡng không cân bằng sẽ khiến khả năng của não bộ cũng theo đó mà chậm dần, gây ảnh hưởng đến trí nhớ.
Các loại vitamin, đặc biệt là vitamin B1 đều có khả năng giúp cải thiện trí nhớ.
6. Tâm trạng buồn bực, khó chịu
Thực phẩm cũng có quan hệ mật thiết với tâm trạng buồn bực.
Các chất cafein, theobromine..trong cà phê, trà và sôcôla có thể khiến bạn trở nên buồn bực, khó chịu, đặc biệt ở 2 tuần trước kỳ đèn đỏ.
Ăn các loại quả khô, cá, và các thực phẩm giàu vitamin B có thể giúp làm giảm cảm giác khó chịu này.
7. Ý chí sa sút
Những cảm giác buồn chán, mất hết động lực thường do chế độ ăn không cân bằng. Nếu thấy không có hứng thú có thể cơ thể thiếu vitamin B, C và các khoáng chất như can-xi, đồng, sắt, magiê và kali.
Ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin B như các loại đậu, thịt nạc, cá, động vật vỏ cứng, và trứng sẽ giúp tâm trạng bạn thoải mái hơn.
Ăn nhiều quả khô để bổ sung kali và sắt; hoa lơ và dưa giàu vitamin C; các loại rau có lá màu xanh sẫm giàu can-xi, magiê và sắt.
Quá nhiều cafein cũng có thể là nguyên nhân gây mệt mỏi do giấc ngủ bị rối loạn.
Ngoài ra, dị ứng với thực phẩm cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng. Nếu nghi ngờ, hãy thử ngừng ăn xem tâm trạng của mình có được cải thiện hơn không.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.