Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới đã có 2,5 triệu người tử vong do nhồi máu cơ tim. Một trong những yếu tố mang tính quyết định để cứu sống được bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim chính là vấn đề thời gian. Việc xác định và có hướng điều trị tức thời đặc biệt quan trọng, quyết định không nhỏ đến việc cứu sống bệnh nhân.
Nguy cơ không báo trước!
Nhồi máu cơ tim là tình trạng một nhánh động mạch vành đột ngột bị tắc, khiến máu nuôi dưỡng không đến được và gây tổn thương hoặc hoại tử vùng cơ tim dưới đó. Nhồi máu cơ tim có biểu hiện lâm sàng như: đau, tức ngực, sau xương ức, đau nghiêng sang bên trái một chút, hoặc có khi thấy mệt mỏi, nhịp tim bất thường và vã mồ hôi... Đáng sợ là nhiều trường hợp bệnh xảy ra nhưng không có triệu chứng cụ thể.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2013, bệnh lý tim mạch đã gây ra cái chết cho 17,5 triệu người trên thế giới, trong đó có 2,5 triệu người chết do nhồi máu cơ tim. Tại Việt Nam, báo cáo tại Viện Tim mạch Quốc Gia cho biết, tỷ lệ bệnh nhân nhồi máu cơ tim so với tổng số bệnh nhân nằm tại viện trung bình khoảng 2,5%, trong đó tỷ lệ tử vong vào khoảng 27,4% số ca nhồi máu cơ tim. Tại bệnh viện Chợ Rẫy, tử vong do nhồi máu cơ tim cấp chiếm 26,6% (năm 2005-2006), 13,65% (năm 2007).
Cần lưu ý thêm một yếu tố quan trọng là trong nhồi máu cơ tim, nữ giới có tỷ lệ tử vong cao hơn nam giới, ở một số nơi tỷ lệ tử vong ở nữ thậm chí gấp đôi nam. Thực trạng này tồn tại ở cả những nước có hệ thống y tế phát triển như Hoa Kỳ, Ý, Đức…
Xác định nhồi máu cơ tim bằng xét nghiệm: Cứu nguy kịp thời
Khi bệnh nhân xảy ra nhồi máu cơ tim cấp, một trong những yếu tố mang tính quyết định để cứu sống được bệnh nhân chính là vấn đề thời gian. Ngoài ra, cũng có nhiều thách thức trong việc xử trí bệnh nhân nhập viện do đau thắt ngực tại phòng cấp cứu. Cụ thể là làm thế nào để chẩn đoán nhanh chóng và chính xác liệu đây có phải là bệnh lý nhồi máu cơ tim hay một bệnh không nghiêm trọng khác? Việc xác định và có hướng điều trị tức thời này đặc biệt quan trọng, quyết định không nhỏ đến việc cứu sống được bệnh nhân nhồi máu cơ tim.
Xét nghiệm hiện nay được đánh giá giúp phát hiện nhanh chóng và chính xác nhất tình trạng nhồi máu cơ tim là xét nghiệm Troponin–I siêu nhạy (hsTnI) ARCHITECT của Abbott.
Cơ sở chẩn đoán của xét nghiệm Troponin–I siêu nhạy dựa trên ngưỡng Troponin. Có thể hiểu, Troponin là một dấu ấn sinh học chỉ tăng khi có tổn thương cơ tim.
Hiện nay, Troponin–I siêu nhạy là xét nghiệm duy nhất đạt tiêu chí siêu nhạy của Liên đoàn Hóa Sinh Lâm sàng Quốc tế (IFCC) khi có độ sai biệt tại ngưỡng chẩn đoán nhỏ hơn 10% hệ số biến thiên (CV) và có thể phát hiện đến 96% cá thể khỏe mạnh trong khoảng từ ngưỡng phát hiện tới ngưỡng chẩn đoán (so với con số 25% của xét nghiệm khác).
Đặc biệt, xét nghiệm này còn có ưu điểm là có “ngưỡng cắt theo giới tính”, tức cho phép định lượng chính xác nồng độ Troponin–I ở nam và nữ riêng biệt, giúp chẩn đoán chính xác hơn bệnh nhồi máu cơ tim ở nữ.
Tạp chí y khoa uy tín thế giới The Lancet đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy xét nghiệm Troponin–I siêu nhạy này có thể loại trừ nguy cơ nhồi máu cơ tim chính xác, giúp hai phần ba số bệnh nhân nhập viện do đau thắt ngực (nhưng không phải do nhồi máu cơ tim) xuất viện sớm, tránh được việc chờ đợi để thực hiện các xét nghiệm bổ sung.
Với thời gian phát hiện nhanh chóng triệu chứng nhồi máu cơ tim (trong 3 giờ, thậm chí 1 giờ), đạt độ chính xác cao cho cả nam và nữ, người bệnh sẽ có cơ hội được cấp cứu kịp thời, tận dụng thời gian vàng quý giá trong những cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm.
Xét nghiệm Troponin–I siêu nhạy được giới thiệu tại Việt Nam từ đầu năm 2014. Hiện nay, xét nghiệm này đã được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện trong cả nước. |
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.