(HNM) - Một loạt nhà xuất bản (NXB) như Văn hóa - Thông tin, Thể thao, Văn học, Âm nhạc, Thế giới, Văn hóa dân tộc và Hà Nội vừa ký đơn kiến nghị gửi lãnh đạo Cục Xuất bản và Bộ TT-TT, trình bày
Báo cáo của ngành xuất bản có năm nào không đề cập tới tình trạng cơ sở vật chất xuống cấp trầm trọng, rồi sự quan tâm, trách nhiệm của đơn vị chủ quản với NXB có phần lơi là... Cũng đã có hội thảo quy tụ các NXB trong Nam, ngoài Bắc để bàn về mô hình "chuẩn" cho NXB. Thậm chí đã có đề tài khoa học cấp nhà nước nêu đề nghị xây dựng hệ thống pháp luật, tạo cơ chế chính sách đồng bộ nhằm thể chế hóa quan điểm chỉ đạo "hoạt động xuất bản không phải là hoạt động kinh doanh đơn thuần". Đến nay, nhiều điều cần thiết nhưng vẫn đang tiếp tục được… nghiên cứu.
Bươn chải ở thị trường với trách nhiệm "thẳng thừng" như các doanh nghiệp khác mà trên vai lại gánh sứ mệnh chính trị quan trọng (nhiều khi không được phép tính lãi bằng tiền) đã đặt các NXB trước một tình thế dở khóc dở cười. Mới đây thôi, ngay trong dịp NXB Hà Nội vào tuổi 34, nguyện vọng tha thiết nhất của đơn vị này là xin chuyển từ mô hình doanh nghiệp sang sự nghiệp có thu. Việc 7 NXB nêu trên kêu sắp phá sản vì không đủ kinh phí trả tiền thuê nhà, thuê đất… thật ra chỉ là một trong số nhiều bất cập về chính sách đối với hoạt động đặc thù của các đơn vị này trong thời buổi cạnh tranh gay gắt.
Năm 2014 ghi dấu 10 năm thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản". Liệu đó có là dấu mốc ghi nhận sự xóa bỏ bất cập để ngành xuất bản thực hiện đúng vai trò "là một lĩnh vực hoạt động tư tưởng sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân"?
Lá đơn kêu cứu của 7 NXB nói trên phải được nhìn từ bản chất vấn đề là vì thế!
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.