Tại thị trường Hà Nội và một số tỉnh đồng bằng Bắc bộ, hiện vẫn lưu hành nhiều loại thép lẻ mà người mua khó có thể nhận biết được. Theo tiêu chuẩn Việt Nam, cũng như trên thế giới qui định, thì thép xây dựng khi sản xuất chỉ được tính theo đường kính số chẵn, như phi 6, 8, 10, 12,... (gọi tắt là thép chẵn), duy nhất có 2 phi số lẻ được phép sản xuất là phi 15 và 19mm, ngoài ra không được sản xuất theo đường kính lẻ như phi 11, 13,17, 21mm... (gọi tắt là thép lẻ). Nhưng hiện nay do các doanh nghiệp được phép tự công bố và chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của mình nên họ đã sản xuất cả thép lẻ.
Tại thị trường Hà Nội và một số tỉnh đồng bằng Bắc bộ, hiện vẫn lưu hành nhiều loại thép lẻ mà người mua khó có thể nhận biết được. Theo tiêu chuẩn Việt Nam qui định, thì thép xây dựng khi sản xuất chỉ được tính theo đường kính số chẵn, như phi 6, 8, 10, 12,... (gọi tắt là thép chẵn),duy nhất có 2 phi số lẻ được sản xuất là 15 và 19mm, ngoài ra không được sản xuất theo đường kính lẻ như phi 11, 13,17, 21mm... (gọi tắt là thép lẻ). Nhưng hiện nay do các doanh nghiệp được phép tự công bố và chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của mình nên họ đã sản xuất cả thép lẻ.
Các công trình xây dựng sẽ ra sao nếu thép xây dựng không đảm bảo chất lượng? |
Thế nhưng khi đem ra tiêu thụ trên thị trường thép lẻ vẫn được coi đó thép chẵn. Các loại thép phi 11mm sẽ được thay thế cho 12mm; 13mm thay thế cho 14mm... Theo tính toán của các nhà kỹ thuật, khi thay thế thép lẻ bằng thép chẵn thì mỗi cây thép sẽ giảm được từ 13% - 15 % trọng lượng ( hay còn gọi là thép thiếu). Khi mua tại nhà máy người mua tính theo trọng lượng, còn bán lẻ thì tính theo cây, nên giá bán bằng với giá của thép chẵn, trong khi mua lại theo giá của thép lẻ nên thấp hơn. Điều đó rất có lợi cho chủ hàng, còn mọi thiệt hại người tiêu dùng gánh chịu hết.
Khi đưa loại thép lẻ này vào các công trình xây dựng, do trọng lượng giảm so với thép chẵn từ 13%-15% dẫn đến các tính toán về kết cấu bị sai lệnh, độ chịu lực của cột, dầm, sàn bê tông kém, giảm tuổi thọ công trình, rất nguy hiểm.
Theo các doanh nghiệp sản xuất thép thì với các công trình lớn khi xây dựng, bao giờ cũng phải mang mẫu thép đi kiểm tra chất lượng và nhà thầu thường đặt hàng ngay tại nhà máy, nên chỉ đặt thép chẵn theo đúng tiêu chuẩn qui định. Chỉ có các tư thương mua về bán lẻ là đặt nhà máy sản xuất thép lẻ, để thu lợi nhiều hơn.
Thị trường thép trong nước hiện nay cung lớn hơn cầu, các nhà sản xuất phải cạnh tranh với nhau rất quyết liệt, nhiều doanh nghiệp thép không có thị trường , nên sẵn sàng làm việc này để tồn tại. Các cơ sở cán thép thủ công như tại Đa Hội Bắc Ninh hay Hải Phòng… thường xuyên có tới trên 50% sản lượng là thép lẻ.
Việc phân biệt thép lẻ trên thị trường rất khó. chỉ có cách là dùng thước đo đường kính cây thép mới phát hiện được, chẳng hạn khi đo thấy cây thép có đường kính 11mm thì đó là thép lẻ, nhưng nếu mua nhiều thì không thể đo từng cây được và nhất là người bán hàng lại trộn lẫn thép lẻ vào với thép chẵn thì rất khó phát hiện.
Lời khuyên của các nhà kỹ thuật là khi mua thép xây dựng nên mua tại các đại lý chính thức của các nhà máy, và hãy yêu cầu chủ hàng cân lại, trên cơ sở căn cứ vào trọng lượng của từng loại thép theo qui định, chẳng hạn như thép 14mm, theo qui định trọng lượng của nó là 8,4kg/cây. Trên thị trường những cửa hàng bán thép nghiêm chỉnh đều có bảng ghi trọng lượng của từng loại thép cho khách hàng kiểm tra./.
Trần Thủy