(HNM) - Theo Thông tư số 216 của Bộ Tài chính, từ ngày 1-1-2010, thuế nhập khẩu một số loại nguyên liệu như bột cá, bột thịt, dầu cá... từ các nước ngoài khu vực ASEAN và từ các nước đã ký hiệp định ưu đãi thuế với Việt Nam đều tăng so với năm 2009.
Việc áp dụng biểu thuế mới này đang gây tâm lý lo lắng cho cả doanh nghiệp (DN) và người chăn nuôi. Trước mắt, chịu thiệt thòi nhất vẫn là người nông dân.
Tăng thuế nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, người chăn nuôi sẽ gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Thái Hiền |
70% nguyên liệu chế biến nhập ngoại
Theo Thông tư số 216 thì thuế nhập khẩu bắp, bột cá, bột thịt xương tăng 0-5%, dầu cá tăng từ 5% lên 7%, bột mì tăng từ 10% lên 15%... sẽ đẩy giá bán thức ăn chăn nuôi (TĂCN) thành phẩm trong nước lên, vì phần lớn nguyên liệu chế biến TĂCN của nước ta vẫn phải nhập khẩu. Theo Hiệp hội TĂCN Việt Nam, hiện nay chúng ta mới chỉ tự chủ được 30% nguyên liệu chế biến TĂCN, còn lại 70% phải nhập khẩu. Trước tình hình này, nhiều người chăn nuôi ở Hà Nội và các tỉnh lân cận đang lo lắng, giá thức ăn chăn nuôi tăng, giá thực phẩm giảm, họ sẽ thua lỗ.
Khảo sát tại một số huyện ngoại thành có tổng đàn chăn nuôi lớn như: Phú Xuyên, Quốc Oai, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Ba Vì... mấy ngày gần đây cho thấy, hầu hết các loại TĂCN đều tăng giá. Ông Nguyễn Công Nam, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ cho biết: "Hơn một tháng nay, giá TĂCN rậm rịch tăng, đến thời điểm này, giá TĂCN lại đang tăng khoảng 15.000 đồng/ bao (loại 20-25kg) làm cho nhiều hộ chăn nuôi trong xã lao đao, đặc biệt là hộ chăn nuôi lợn quy mô công nghiệp. Nếu tình trạng này cứ kéo dài thì nhiều hộ sẽ "gãy nợ" đến nơi.
Thực tế cho thấy, từ đầu năm 2009 đến nay, người chăn nuôi lợn luôn phải "cầm cự" do giá thịt lợn hơi bấp bênh ở mức thấp (khoảng 30 nghìn đồng/kg); chăn nuôi gia cầm chưa "gượng dậy" được sau khi bị thịt gà ngoại nhập cạnh tranh. Bên cạnh đó, thông tin trứng gà tẩy trắng bằng a-xít, dịch cúm gia cầm… khiến người chăn nuôi luôn trong tình trạng "dở khóc, dở cười". Trông chờ vào những tháng cuối năm để gỡ lại vốn, nay giá TĂCN liên tục tăng, trong khi giá thực phẩm vẫn giữ nguyên, thì xem ra trong "canh bạc" cuối năm này, người chăn nuôi vẫn đang ở thế rủi ro cao.
Theo Hiệp hội TĂCN Việt
TĂCN tăng giá, chăn nuôi thua lỗ!
Mấy ngày gần đây, giá TĂCN liên tục tăng khiến cho hơn 100 hộ chăn nuôi gà thương phẩm ở xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai như ngồi trên đống lửa. Anh Đỗ Văn
Hiện nay, toàn TP Hà Nội có tổng đàn lợn hơn 1,6 triệu con, trong đó lợn nái 187.000 con; tổng đàn trâu, bò 239.000 con; tổng đàn gia cầm hơn 16 triệu con. Với số lượng gia súc, gia cầm lớn như vậy, Hà Nội là một trong những địa phương tiêu thụ TĂCN lớn nhất cả nước.
Theo một số chuyên gia và DN chăn nuôi lớn trên địa bàn, hiện nay nguyên liệu thịt bột xương nước ta vẫn phải nhập khẩu, còn lại các nguyên liệu khác trong nước vẫn có thể tự chủ được. Trước mắt và lâu dài, để người nông dân và DN chăn nuôi bớt phần khó khăn khi giá nguyên liệu TĂCN tăng, ngành nông nghiệp cần sớm quy hoạch có đầu tư cho vùng trồng lương thực, ngô, đậu tương, vùng khai thác cá nguyên liệu... chủ động cung cấp nguyên liệu trong nước để chế biến TĂCN, giảm nhập khẩu.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.