Vụ học giả Nguyễn Quảng Tuân kiện PGS-TS Đào Thái Tôn về “hành vi xâm phạm bản quyền tác giả và vu khống” đã kết thúc sáng 26-12 tại Hà Nội với phán quyết nghiêng về ông Tuân. Tuy nhiên cả hai đương sự đều không thỏa mãn và cho biết sẽ kháng án.
Không chịu "xin lỗi": Ra tòa!
PGS. TS. Đào Thái Tôn
Cuốn "Văn bản Truyền kiều - Nghiên cứu và thảo luận" | ||
|
nhà “Kiều học” Nguyễn Quảng Tuân và Đào Thái Tôn.
Thời điểm khơi mào cho những trận “bút chiến” là năm 1997. Liên tiếp sau đó hai ông đã có những bài báo dài thể hiện quan điểm của mình rất gay gắt xung quanh việc “bình Kiều”.
Tranh chấp lên đến đỉnh cao khi ông Đào Thái Tôn cho xuất bản cuốn Văn bản Truyện Kiều - Nghiên cứu và thảo luận do ông là tác giả (NXB Hội Nhà văn, 2001, tái bản năm 2003), trong đó có sử dụng 4 bài viết của ông Nguyễn Quảng Tuân mà không xin phép ông này. Đương nhiên là ông Tôn không trả nhuận bút cho ông Tuân.
Về phía mình, ông Đào Thái Tôn cáo buộc ông Nguyễn Quảng Tuân các tội danh sau: “bịa đặt, chụp giật bản Nôm quyển Kim Vân Kiều Truyện, làm giả tờ bìa quyển Đoạn trường tân thanh, chiếm đoạt bản Liễu Văn Đường từ một người học trò của ông Tôn.
Trước những “đòn tấn công” trên, ông Tuân đã viết đơn khởi kiện ông Tôn lên Tòa án Nhân dân quận Ba Đình (nơi ông Tôn sống) với 2 tội danh: xâm phạm quyền tác giả và vu khống. Trong đơn kiện ông Tuân đòi ông Tôn phải bồi thường dân sự cho ông số tiền tổng cộng là 65 triệu đồng, bao gồm tiền bản quyền, thiệt hại vật chất, tinh thần, án phí v.v., đồng thời ông Tuân cũng yêu cầu ông Tôn xin lỗi công khai trên báo chí. Vì tuổi cao sức yếu, ông Tuân đã ủy nhiệm cho Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ thay mặt ông tranh tụng trước tòa. Vụ án sau đó đã được chuyển lên Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội thụ lý.
Tuy nhiên trong đơn trình bày của ông Tôn gửi Tòa án Nhân dân Hà nội, ông đưa ra lập luận rằng ông không phải xin phép ông Tuân vì theo Điều 760 Bộ luật dân sự 1995 thì bốn bài viết của ông Tuân là tài liệu công khai, đã được đăng tải trên báo chí, không thuộc những tài liệu cấm sao chụp. Ông chỉ “sử dụng bốn bài báo này để nghiên cứu khoa học, không nhằm mục đích kinh doanh, không xâm hại đến quyền lợi khác của tác giả, đã ghi rõ tên tác giả cùng nguồn gốc tác phẩm. Vì vậy tôi không phải xin phép cũng như trả thù lao cho ông Nguyễn Quảng Tuân”.
Ông Tôn cũng lên tiếng cáo buộc Tòa án Nhân dân Quận Ba đình đã thụ lý “một vụ án sai pháp luật từ đơn khởi kiện đến thụ lý” như lời ông nói. Ông viện dẫn cái sai ở đây là “Ngày 11 tháng 4 năm 2006 tại Toà án Nhân dân quận Ba Đình, ông Cù Huy Hà Vũ là người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn, đã sử dụng Điều 378 và 379 Bộ luật dân sự 2005 làm căn cứ pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích của nguyên đơn. Nhưng tại Điều 739 của Bộ luật này có hai khoản phải do Luật Sở hữu trí tuệ quy định, mà luật này đến ngày 1 tháng 7 năm 2006 mới có hiệu lực” (Trích đơn trình bày của ông Tôn).
Ông Tôn cũng cho rằng ông sử dụng 4 bài viết của ông Tuân với mục đích để “chỉ cốt bình luận về những sự không trung thực, non kém trong bài viết hoặc chú thích của ông Tuân”. Ông Tôn cũng nói rõ ông đã phải đặt tới 82 lời bình chú trong bốn bài báo để chỉ rõ sự “non kém” đó và “để chỉ ngay cái sai trong mỗi trang viết của ông Tuân, cho ba mặt một lời, người đọc sẽ kiểm tra ngay, nếu không chắc chắn ông Tuân sẽ lại trích dẫn câu văn nửa vời xuyên tạc để cãi cố, làm người đọc phát chán”.
Ông Tôn kết luận và khẳng định việc ông sử dụng bốn bài báo của ông Tuân mà không xin phép là hoàn toàn có căn cứ pháp luật tại thời điểm cuốn sách ra đời. Ông Tôn yêu cầu tòa án bác bỏ phần 1 của cáo trạng với nội dung lài xâm phạm quyền tác giả bởi thiếu căn cứ pháp luật đồng thời phản tố ông Tuân tội bôi xấu làm ảnh hưởng uy tín ông thông qua việc phát tán tài liệu và kiện tụng. Ông Tôn cũng đòi ông Tuân bồi thường thiệt hại tinh thần và những khoản khác tổng cộng là 60.015.000 (Sáu mươi triệu không trăm mười lăm ngàn đồng).
Ông Tôn cũng cáo buộc Tòa án Nhân dân Quận Ba Đình đã “thủ tiêu” (lời ông Tôn) đơn khởi tố của ông trong quá trình di lý vụ án lên Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội.
Cũng phải nói thêm rằng, trong quá trình kiện tụng kéo dài, bên nguyên là ông Nguyễn Quảng Tuân đã nâng số tiền đòi bồi thường lên 75.000.000 (Bảy nhăm triệu đồng) bao gồm 25 triệu đồng bồi thường và tác quyền, 50 triệu đồng chi phí cho luật sư, cụ thể ở đây là ông Cù Huy Hà Vũ.
Trong phiên tòa kéo dài một ngày diễn ra hôm qua (25 – 12), cả hai bên đương sự là ông Tôn và luật sư của ông, và bên nguyên là đại diện của ông Tuân, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã tranh cãi rất gay gắt để bảo vệ luận điểm của mình. Sáng nay (26 – 12) Tòa án Nhân dân Thành phố Hà nội đã phán quyết:
1, Ông Tôn đã vi phạm quyền tác giả của ông Tuân. Ông Tôn phải có trách nhiệm bồi thường ông cho ông Tuân 25 triệu đồng.
2, Bác bỏ yêu cầu của bên nguyên đòi ông Tôn trả 50 triệu cho luật sư. Lý do: Đây là hợp đồng cá nhân giữa ông Nguyễn Quảng Tuân và ông Cù Huy Hà Vũ. Ông Tôn không có trách nhiệm thanh toán hợp đồng này.
Đương sự nói gì?
Ông Tôn tỏ ra rất bức xúc với bản án “Tôi rất thất vọng với phán quyết của tòa. Tôi sử dụng bốn bài viết hoàn toàn phục vụ cho công tác nghiên cứu. Như vậy không thể nói tôi đã xâm phạm quyền tác giả được. Nếu phán quyết như vậy, sẽ không có nhà nghiên cứu nào dám đứng lên chỉ ra những cái sai của các học giả.
“Bản án sáng nay là một bản án cực kỳ phi lý. Có rất nhiều vấn đề “tế nhị” ở phía sau phán quyết của Tòa. Tôi thậm chí đã lường trước phán quyết này và đã chuẩn bị sẵn đơn kháng cáo trước khi phiên tòa này diễn ra”. Ông Tôn nhấn mạnh việc Tòa đã thụ lý một bản án “trái pháp luật tố tụng” và đã “thủ tiêu” đơn phản tố của ông. Ông khẳng định ông sẽ tiếp tục kháng nghị bản án này đến cùng.
Phía thắng kiện, Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ cũng cho biết ông không bằng lòng với phán quyết của tòa về việc Tòa bác bỏ yêu cầu thanh toán hợp đồng với luật sư của bên nguyên. Ông Vũ cho rằng ông Tuân đã phải bỏ tiền ra thuê luật sư “cũng là một thiệt hại liên quan đến vụ án”. Ông Vũ cho rằng việc ông Tôn phải thanh toán hợp đồng này cho ông Tuân là đương nhiên bởi vì “khi Tòa phán định bên kia sai thì bên thua ngoài việc bồi thường thiệt hại ra, còn cần phải trả tiền cho bên nguyên những chi phí cho việc tư vấn pháp luật”.
Ông Vũ khẳng định “Luật Sở hữu Trí tuệ đã quy định như vậy, và luật pháp thông thường trên thế giới cũng như Việt Nam đã quy định”. Ông Vũ nhấn mạnh Tòa không đưa khoản chi phí này vào số tiến mà ông Tôn phải bồi thường là sai quy định và ông khẳng định sẽ tiếp tục kháng cáo phán quyết này.
Ông Vũ cũng cáo buộc ông Tôn đã dùng những lời lẽ có tính chất xúc phạm ông Tuân trước phiên tòa như “ăn cắp” “non kém”. “Hành vi của ông Tôn là hành động có tính chất lăng mạ và xúc phạm ông Tuân một cách công khai”.
Theo ông Vũ, rất có thể hai ông Tuân và ông Tôn sẽ còn phải gặp nhau tại một phiên tòa hình sự, vì theo Luật, tội danh “Vu khống” phải bị xử theo Luật Tố tụng hình sự. Cứ theo lý ấy mà suy thì cuộc chiến giữa hai vị học giả này sẽ còn phải kéo dài.
Theo VNN
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.