Hòn đảo Tangier nhỏ bé ở vịnh Chesapeake, vốn tự nhận là
Theo các nhà khoa học, mực nước biển ở vịnh Chesapeake cao hơn so với bất kỳ nơi nào khác ở bờ biển Đại Tây Dương của Mỹ và cao gấp đôi so với tốc độ trung bình trên toàn cầu. Đảo Tangier đang mất trung bình gần 5 mét đường bờ biển mỗi năm ở một số khu vực, khiến diện tích toàn đảo (3,1 km2) bị thu hẹp.
Nhà nghiên cứu sinh vật biển, David Schulte làm việc cho quân đội Mỹ cho biết, hòn đảo này đã mất hơn 2/3 diện tích đất liền kể từ năm 1850 và chỉ 20 năm nữa đây sẽ trở thành nơi không thể ở được. Ông cảnh báo rằng hòn đảo này sẽ hoàn toàn chìm dưới nước trong vòng 40 năm nữa nếu không có các biện pháp ngăn chặn. Theo cư dân trên đảo, tình trạng xói mòn đảo đã diễn ra hàng thế kỷ này. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao đang đẩy nhanh tốc độ xói mòn.
Cư dân đảo đang đề nghị chính phủ liên bang tài trợ để xây một bước tường cao chắn sóng nhằm ngăn nước biển xâm lấn, trong khi một công trình xây đê chắn sóng để bảo vệ một bến cảng trên đảo dự kiến sẽ được khởi công vào năm 2018.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.