Sức khỏe

Nghiên cứu và quản lý tai nạn rắn độc cắn

Nguyễn Phúc 27/11/2023 - 07:58

Là điểm nóng về đa dạng sinh học toàn cầu, Việt Nam là nơi cư ngụ của khoảng 230 loài rắn, trong đó có khoảng 60 loài rắn độc như: Hổ mang chúa, cạp nong, cạp nia, rắn chàm quạp…

Mỗi năm ở nước ta có khoảng 30.000 trường hợp bị rắn cắn với tỷ lệ tử vong do rắn độc cắn ở mức tương đối cao là khoảng 80 người/1 triệu dân. Tuy nhiên, các nghiên cứu về rắn độc và dịch tễ rắn độc cắn ở Việt Nam còn ít được quan tâm.

Với mong muốn có những nghiên cứu chuyên sâu về loài rắn độc, từ đó tìm kiếm giải pháp để quản lý tai nạn rắn độc cắn ở Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thiên Tạo - Viện Nghiên cứu hệ gen (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) đã thành lập nhóm chuyên gia để giám định, hỗ trợ các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân không may bị rắn độc cắn một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Với sự hỗ trợ này, nhiều bệnh nhân không may bị rắn độc cắn đã được cứu sống kịp thời. Hiện nay, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thiên Tạo đã xây dựng được cơ sở dữ liệu ban đầu về dịch tễ rắn độc và xác định được các loài rắn độc thường gặp để có cơ sở khoa học quan trọng cho công tác nghiên cứu, phát triển sản xuất huyết thanh kháng nọc độc của một số loài rắn thường gặp ở Việt Nam.

Cũng theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thiên Tạo, Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới nghiên cứu chế tạo thành công huyết thanh kháng nọc rắn độc đặc hiệu, điều chế thành công các loại huyết thanh kháng rắn độc cắn. Song, việc phát triển hướng nghiên cứu này còn gặp nhiều khó khăn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nghiên cứu và quản lý tai nạn rắn độc cắn

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.