Doanh nghiệp

Ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt ứng dụng AI vào sản xuất

Lam Giang 31/03/2025 - 16:06

Thông tin tại tọa đàm “Ứng dụng AI trong sản xuất: Động lực đổi mới và phát triển”, do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 31-3.

ngay-cang-nhieu-doanh-nghiep-viet-ung-dung-ai-vao-san-xuat-.jpg

Các diễn giả đánh giá, ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt ứng dụng AI vào sản xuất. Ảnh: Nghiêm Lan

Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được ứng dụng mạnh mẽ vào sản xuất để nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Bộ Công Thương đã ban hành kế hoạch đổi mới sáng tạo, thúc đẩy khoa học công nghệ và chuyển đổi số. Đặc biệt, Bộ đang trình Chính phủ chương trình “Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ 4.0”, trong đó có AI.

Thực tế cho thấy trí tuệ nhân tạo đang từng bước trở thành một trong những công nghệ cốt lõi giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, tối ưu hóa quy trình và tạo ra những bước đột phá trong sản xuất.

Ông Hồ Minh Thắng,- Giám đốc Trung tâm Tư vấn và triển khai AI (FPT Smart Cloud) cho biết, mức độ ứng dụng AI của các doanh nghiệp Việt tăng lên đáng kể, đặc biệt những năm gần đây khi công nghệ mới liên tục thay đổi.

Việt Nam hiện đứng thứ sáu trong khu vực ASEAN và thứ 59 thế giới về mức độ sẵn sàng ứng dụng AI. Mục tiêu đến năm 2030 là vào tốp 50 thế giới và đứng thứ 4 ASEAN. Xu hướng của doanh nghiệp Việt Nam vẫn tập trung vào nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng năng suất, tối ưu và tự động hóa hoạt động.

Tại Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) AI được sử dụng để tối ưu hóa quy trình sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng và dự báo nhu cầu sản xuất, kinh doanh cũng như nhu cầu thị trường. Nhờ đó, Vinatex đã giảm 30% thời gian sản xuất, tăng độ chính xác và giảm lãng phí.

Tổng công ty Máy động lực và Máy công nghiệp đã ứng dụng AI để nâng cao giám sát, bảo trì thiết bị

Chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng AI vào sản xuất, ông Nguyễn Đoàn Kết, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông cho hay, trước hết phải có dữ liệu, để các hệ thống máy móc có thể “nói chuyện, giao tiếp, truyền dữ liệu” với nhau.

“Với một doanh nghiệp sản xuất, đây là bài toán phức tạp. Cách tốt nhất là kết hợp với các trung tâm công nghệ như Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Điện tử, FPT... Trên cơ sở đó, chúng tôi xây dựng mô hình thuật toán để mô phỏng lại hệ thống máy móc cũ, kết nối chúng với thiết bị mới, tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh để vận hành”, ông Nguyễn Đoàn Kết thông tin.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt ứng dụng AI vào sản xuất

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.