Theo dõi Báo Hànộimới trên

Nên hay không?

Hà Phong| 22/02/2011 07:46

(HNM) - Để tránh


Luật có nhiều kẽ hở


Theo BLTTDS hiện hành, để giải quyết vụ án dân sự, các đương sự bao gồm cả nguyên đơn và bị đơn có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho TA. Pháp luật nước ta còn quy định, luật sư, bào chữa viên cũng có thể tham gia tố tụng để bảo đảm tính khách quan trong xét xử.


Kiểm sát viên tham gia tố tụng tại một phiên tòa.

Nhưng thực tế, không phải đương sự nào cũng có khả năng tài chính để thuê "thầy cãi". Trong khi đó việc trợ giúp pháp lý miễn phí mới chỉ áp dụng trong phạm vi đối tượng hẹp như người nghèo hoặc gia đình chính sách. Do đó, người dân còn gặp nhiều khó khăn khi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đặc biệt là trong các lĩnh vực đất đai, nhà cửa, quy hoạch... nhiều trường hợp phải đi lại nhiều lần mà không hoàn thiện đủ thủ tục vì có tới một rừng văn bản cần nghiên cứu, áp dụng.

Trong trường hợp này, họ có thể yêu cầu TA tiến hành thu thập chứng cứ. Người có trọng trách xác minh, thu thập chứng cứ, sau đó thụ lý xét xử thường là thẩm phán. Điều này rất có thể ảnh hưởng đến tính khách quan của quá trình xét xử và ra bản án.

Tăng cường vai trò Viện Kiểm sát

Vì lý do trên, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (QH) cho rằng, trong điều kiện xét xử khép kín hiện nay, nếu không có sự tham gia của VKS ngay từ đầu phiên xét xử sơ thẩm (khi cơ quan này thấy cần thiết) với tư cách là kênh phản biện, giám sát thì việc giải quyết có nguy cơ thiếu khách quan. Minh chứng cụ thể là nhiều vụ việc dân sự đã qua 2 cấp xét xử vẫn bị chủ tọa tuyên không thấu tình đạt lý, nhưng VKS không kịp thời phát hiện để kháng nghị. Tỷ lệ bản án, quyết định dân sự của TA bị hủy, bị sửa do có sai sót hằng năm không giảm. Không ít vụ có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao phải kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tỷ lệ được chấp nhận mỗi năm ước đạt là hơn 80%. Thế nên trong các vụ án dân sự, nếu có VKS tại tòa thì chắc chắn thẩm phán sẽ phải thận trọng trong phát ngôn hơn.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra khi sửa đổi BLTTDS là, nếu để đại diện VKS tham gia tất cả các phiên tòa xét xử thì họ sẽ trình bày quan điểm về vấn đề gì, trong giai đoạn nào?

Vừa thừa vừa thiếu

TAND Tối cao đề xuất VKS có quyền phát biểu về việc tuân theo pháp luật về tố tụng của thẩm phán, HĐXX và những người tham gia giải quyết vụ án trong phiên sơ thẩm nhưng chỉ là "đưa ra quan điểm về áp dụng pháp luật và không nghiêng về bên nào".

Trái lại với luồng ý kiến trao VKS được quyền phát biểu đường lối giải quyết trong tất cả phiên tòa nếu xét thấy cần thiết, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đức Chính cho rằng, việc VKS tham gia phiên tòa là không phù hợp với thông lệ quốc tế. Phó Chánh án TAND Tối cao Từ Văn Nhũ, Chánh án TAQS TƯ Trần Văn Độ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Nguyễn Văn Thuận đồng tình: Tư tưởng này không phù hợp với Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp.

Bản chất của việc dân sự là "cốt ở đôi bên" và TA chỉ như trung gian hòa giải, nay xuất hiện thêm VKS với việc nhận định cả vào nội dung vụ án thì chắc chắn sẽ có bên thiệt thòi, bên hưởng lợi từ ý kiến của Kiểm sát viên (KSV) và điều này sẽ ảnh hưởng đến phán quyết của TA. Đơn cử như khi giải quyết việc thuận tình ly hôn, sự tham gia của KSV chẳng những không cần thiết mà còn làm phức tạp, rối rắm hơn, thời gian giải quyết lâu hơn, thậm chí vi phạm quyền riêng tư của đương sự.

Phải chăng đây là một cải tiến có tính chất "thụt lùi"?

Phó Chánh án TAND Tối cao Từ Văn Nhũ: Vài năm gần đây, án bị kháng nghị theo trình tự tái thẩm, giám đốc thẩm nhiều hơn trước có phần do các cơ quan cung cấp tài liệu không kịp thời, đầy đủ; các quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước ta thay đổi nhiều, thậm chí thay đổi liên tục gây ảnh hưởng đến chất lượng xét xử... chứ không phải do việc thu thập chứng cứ, xét xử "khép kín". Đương sự giám sát, người dân giám sát, kể cả phóng viên cũng giám sát, chưa xét xử họ đã có ý kiến rồi thì làm sao nói quy trình xét xử khép kín được.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Nên hay không?

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.