Qua 5 năm triển khai, việc
Tuy nhiên, như trong Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng, Đảng ta - với thái độ "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật" - đã thẳng thắn thừa nhận "tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên bước đầu được ngăn chặn nhưng chưa bị đẩy lùi; đạo đức xã hội có mặt xuống cấp. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chưa đều, chưa đi vào chiều sâu; một số nơi thực hiện còn mang tính hình thức. Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 chưa đạt kết quả như mong đợi".
Những hạn chế, khuyết điểm trên đây “làm cho Đảng ta chưa thật sự trong sạch, vững mạnh, làm giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ; nếu không được sửa chữa, ngăn chặn, đẩy lùi sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ”.
Phương hướng, nhiệm vụ trong những năm tới là tiếp tục đẩy mạnh thường xuyên việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, “lợi ích nhóm”, đặc quyền đặc lợi, nói không đi đôi với làm, vô trách nhiệm, dối trá. Nhiệm vụ hàng đầu là ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, bản lĩnh, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Để đạt được hiệu quả thật sự trong việc “tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị 03, hoàn thành tốt nhiệm vụ nêu trên, cần thực hiện đồng bộ hệ giải pháp sau:
Trước hết là tăng cường, nâng cao giáo dục nhận thức và tự giáo dục. Phải làm cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân nhận thức sâu sắc hơn nữa giá trị di sản Hồ Chí Minh nói chung, đặc biệt là di sản của Người về đạo đức. Đó là những giá trị có thật, là hạt ngọc lung linh tỏa sáng, được thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh có một sức sống trường tồn, có ý nghĩa đối với dân tộc và thời đại, trước đây, hiện nay và mai sau. Điều này đã được nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới khẳng định, nói như Phó Tổng Giám đốc UNESCO Hans D’Orville: “Tư tưởng, thông điệp Hồ Chí Minh mang giá trị toàn cầu và nó luôn có giá trị thời đại, bởi vì nó hướng tới tương lai”.
Một điểm quan trọng trong nhận thức di sản Hồ Chí Minh về đạo đức là Người dạy trung thực, làm thật sự, nói đi đôi với làm, tránh hình thức, giả dối. “Chưa thật sự” là một trong những khâu yếu nhất hiện nay phải tập trung giải quyết một cách quyết liệt với tinh thần cách mạng triệt để. Cả hệ thống chính trị và mỗi cá nhân, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải nói thật, làm thật.
Nhận thức về hiệu quả thật sự trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 03 còn có ý nghĩa to lớn ở chỗ sẽ góp phần quan trọng làm lòng dân yên. Hiện nay không phải do suy giảm “vốn kinh tế” mà do suy giảm “vốn xã hội” với những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả một số cán bộ cao cấp làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Mà lòng tin của nhân dân là sức mạnh vô địch không có gì phá vỡ nổi; là quốc bảo dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước. Sự còn hay mất vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ phụ thuộc rất lớn vào việc chúng ta có ngăn chặn, đẩy lùi được sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên hay không. Công cuộc đổi mới có đạt được kết quả như mục tiêu đề ra hay không; đất nước tụt hậu hay phát triển cũng phụ thuộc vào thành quả của cuộc chiến đấu khổng lồ này. Bởi vì, chính sự hư hỏng, tha hóa của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả một số cán bộ cao cấp là cản lực lớn nhất trên con đường tiến bộ và phát triển của đất nước.
Phải nhận thức được một vấn đề có tính quy luật: Ở đâu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sáng tạo, có hiệu quả thì thành công; ở đâu không học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hoặc học tập và làm theo một cách hình thức thì thất bại.
Thứ hai, vai trò của các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính, quyền, đoàn thể trong việc tổ chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất lớn và hết sức quan trọng. Lãnh đạo, tổ chức phải thiết thực, sâu sát, cụ thể, tránh chung chung, đại khái, qua loa. Ở đây đòi hỏi trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đặc biệt là người đứng đầu. Trước mắt phải tập trung đánh giá, tổng kết, rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm của việc thực hiện Chỉ thị 03 trong 5 năm qua. Sơ kết, tổng kết là việc làm thường xuyên, nhưng lần này với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật thì phải làm có chất lượng. Nếu khâu này làm qua loa, đại khái thì rất khó nói đến hiệu quả của những công việc tiếp theo. Trên cơ sở tổng kết thực chất, phải xác định được những cách thức, biện pháp phù hợp, có hiệu quả để tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Không phải chỉ một bộ phận ở dưới, mà tất cả cán bộ, đảng viên từ Trung ương đến địa phương đều phải có trách nhiệm học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cán bộ cao cấp và lãnh đạo, quản lý càng phải nêu gương trong việc học tập và làm theo.
Thứ ba, gắn với lãnh đạo, tổ chức là kiểm tra, đánh giá. Không kiểm tra coi như không lãnh đạo. Kiểm tra không phải nhận hay đọc báo cáo cấp dưới mà phải đi sâu đi sát, nhúng tay vào việc; phải thông qua hiệu quả công việc để đánh giá. Tổ chức học tập ở hội trường là cần nhưng chưa đủ. Bởi vì như Bác nói, hô khẩu hiệu hoặc nói miệng thì dễ, làm mới khó. Vấn đề không phải là quyết tâm ở hội trường mà phải bằng công việc. Vì vậy, phải lấy hiệu quả công việc làm thước đo, đánh giá việc học tập. Phải loại bỏ tư tưởng “đầu voi đuôi chuột”, “đánh trống bỏ dùi”, đọc một báo cáo nghe oai nhưng xem kỹ ra thì rỗng tuếch như Bác Hồ đã từng phê bình.
Việc thực hiện Chỉ thị 03 trước hết và chủ yếu là tập trung vào đội ngũ cán bộ, đảng viên và phải gắn chặt với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI. Vì vậy, một biện pháp rất quan trọng là phải dựa vào nhân dân để đánh giá cán bộ, đảng viên. Đánh giá việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của cán bộ, đảng viên mà chỉ đóng khung trong chi bộ, cơ quan, đơn vị thì chưa thật sự khách quan, không phù hợp cả lý luận và thực tiễn. Phải làm theo lời dạy của Bác: “Nghị quyết gì mà dân chúng cho là không hợp thì để họ đề nghị sửa chữa. Dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta”.
Gắn với kiểm tra, đánh giá là khen chê, thưởng phạt nghiêm minh, đúng người, đúng việc. Việc này làm tốt sẽ mang lại hiệu quả lớn cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.