(HNM) - Trong lịch sử tiến hóa dài mấy tỷ năm của sinh vật, giới động vật không chỉ phát triển thành hàng vạn chủng loài khác nhau, mà còn hình thành các kết cấu tổ chức, khả năng khác nhau. Thải mùi hôi chính là một phương thức độc đáo trong những khả năng diệu kỳ này.
Côn trùng hình gáo là một ví dụ điển hình. Điểm mạnh của chúng là trong cơ thể có giấu một tuyến hôi. Khi kẻ thù xuất hiện, tuyến hôi lập tức tiết ra chất lỏng màu hơi vàng, có mùi vô cùng khó chịu, làm cho kẻ địch ngửi thấy phải chạy mất. Còn bọ xít, được mệnh danh là "Hoàng hậu hôi", miệng tuyến hôi của nó nằm ở bụng, bình thường dùng để phòng chống kẻ địch. Khi chúng sinh con thì mùi hôi này có thể hình thành một "vòng hôi" xung quanh ấu trùng, như một bức tường bảo vệ con cái khỏi sự xâm hại của kẻ thù.
Chim chào mào cũng có khả năng tiết ra mùi hôi. Khả năng này bình thường được giữ kín, nhưng đến lúc sinh đẻ, nhằm giúp cho con cái ra đời bình an, chim mẹ đã thông qua tuyến hôi ở đuôi tiết ra một dịch lỏng màu nâu đen có mùi khó ngửi. Trong một khoảng thời gian, tổ chim nồng nặc mùi này. Dù rằng có một số động vật chuyên ăn trộm trứng chim, nhưng khi đối mặt với mùi hôi ấy cũng phải rút lui.
Ở một số loài động vật như chồn hôi, chồn sóc, cáo lông đỏ, mùi hôi không những có tác dụng tự vệ hiệu quả, mà còn là một biểu hiện cá tính. Tính chất khác nhau của mùi hôi có thể là yếu tố quyết định để tìm kiếm bạn đời.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.