Váy cưới mang những thông điệp truyền thống, lịch sử và bản sắc văn hóa Cuộc “di cư” của váy cưới Váy cưới được xếp vào loại trang phục có mục đích duy nhất - dành cho ngày cưới. Từ thời La Mã, váy chỉ được mặc trong những dịp trọng đại. Trang phục cho cô dâu thông thường đẹp hơn, trang trọng hơn.
Một kiểu váy được cho là “hot” của mùa cưới 2008.
Cuộc “di cư” của váy cưới
Váy cưới được xếp vào loại trang phục có mục đích duy nhất - dành cho ngày cưới. Từ thời La Mã, váy chỉ được mặc trong những dịp trọng đại. Trang phục cho cô dâu thông thường đẹp hơn, trang trọng hơn.
Ý nghĩa biểu tượng của váy cưới, chẳng hạn màu trắng tượng trưng cho tinh khôi, màu xanh da trời tượng trưng cho may mắn... Váy cưới đã mang theo những thông điệp về văn hóa, truyền thống và cả những cá tính riêng.
Những người di cư theo công cuộc lấn đất của chủ nghĩa thực dân đã gìn giữ truyền thống trong buổi lễ thành hôn từ quê nhà sang những vùng đất mới. Các cô dâu ở các khu định cư của người Anh vẫn mặc trang phục của những cô dâu quê nhà với phong cách từ giữa thời nữ hoàng
Váy cưới của người Mỹ sau đó được thiết kế cầu kì hơn trang phục thường ngày của phụ nữ tương ứng với mỗi thời kì sau đó. Váy cưới dần có vị trí độc tôn: Nó được xem là trang phục tuyệt vời nhất, duy nhất cho cô dâu trong ngày trọng đại. Thường thì váy phải mới mặc dù hạt đính, vết thêu có thể cũ hoặc được chuyển giao giữa các thành viên trong gia đình. Từ giữa thế kỉ 18, mặc váy cưới của mẹ bắt đầu trở thành lựa chọn ý nghĩa được số đông chấp nhận.
Mỹ thịnh vượng, các cô dâu đánh dấu sự kiện cuộc đời họ bằng việc lựa chọn những chiếc váy đẹp nhất, mốt nhất. Họ vẫn bị ảnh hưởng bởi phong cách châu Âu cũng như tác động của những sự kiện lễ cưới của hoàng gia Anh. Mặc dù màu trắng là lựa chọn của các đám cưới chịu ảnh hưởng bởi truyền thống La Mã, ở nước Mỹ non trẻ, tất cả màu sắc đều có thể được dùng cho váy cưới. Tuy màu sắc đa dạng song màu trắng liền được coi là thời thượng sau khi nữ hoàng
Từ sáng tạo mang tính khuôn mẫu của thời
Những năm 1960, váy cưới mang phong cách truyền thống thoái trào, nhường chỗ cho những phong cách mới. Tuy nhiên, những bộ váy cưới thêu hoa dài chấm sàn chưa hẳn đã tinh tế hơn những bộ váy trước đó. Đầu những năm 1970, các cô dâu ảnh hưởng bởi phong trào híp-pi quay sang những bộ váy cưới mini, đơn giản. Song ngay sau đó, váy cưới lại mang hơi hướng cổ điển khi những cô gái sinh ra trong thời kì bùng nổ dân số thế giới tìm thấy ý nghĩa và thích những trang phục của bà, mẹ họ của những năm 1940, 1950. Không may, công nghiệp thời trang cưới lúc này đã “sửa soạn” cho những thiết kế mới tinh ứng dụng sợi polyester. Sang những năm 1990, thuê váy cưới trở nên thông dụng.
Váy cưới hiện đại mang đậm yếu tố truyền thống và lịch sử. Sự cầu kì trong thiết kế, sự đan xen những thông điệp văn hóa với giá trị truyền thống trên chiếc váy cưới hoặc những “phụ tùng” của nó đi về đâu lại tùy thuộc vào... lựa chọn của cô dâu.
Váy cưới Việt
Váy cưới Việt
Tuy nhiên, ngày nay, chiếc váy cưới của người phương Tây đã du nhập vào Việt
Cách đây khoảng 3 năm, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức cuộc trưng bày 100 năm đám cưới Việt Nam cho biết ít nhiều về chiếc váy cưới nói riêng, trang phục cưới nói chung trong 10 thập kỉ của người Việt. Điều đáng tiếc duy nhất là nó thiếu hình ảnh đám cưới của các dân tộc thiểu số trước những năm 1970. Những bức ảnh cưới gần đây của đồng bào các dân tộc thiểu số phản ánh rõ sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống được gìn giữ với các yếu tố văn hóa mới du nhập.
Bây giờ, rất khó để đưa ra lời khuyên “chọn váy cưới” vì quá nhiều. Phong cách, kiểu dáng nào là hot nhất? Truyền thống hay hiện đại, Đông hay Tây, thế giới hay Việt
Đức Anh
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.