Theo dõi Báo Hànộimới trên

Một cách dạy Sử thú vị

Theo Tin tức| 26/09/2016 06:31

Môn Lịch sử báo chí Việt Nam là môn

Bởi nó tương tự như môn lịch sử thời còn là học sinh phổ thông, có nhiều sự kiện, ngày tháng năm, cột mốc lịch sử,... rất khó nhớ. Tuy nhiên, mọi chuyện dường như khác đi khi tất cả sinh viên chúng tôi đều cảm thấy môn học này vô cùng thú vị. Cô Khuyên đã lồng ghép các trò chơi, các cuộc thi vào bài giảng nên môn Lịch sử báo chí Việt Nam trở nên sinh động. Cụ thể, cô quy định môn học này sẽ có 4 bài kiểm tra cộng lại lấy điểm cuối kỳ bằng các hình thức: thi trắc nghiệm, giải ô chữ, làm bài tập nhóm (có thuyết trình). Điểm thi giữa kỳ sẽ là điểm viết bài tự luận sau khi xem một đoạn phim về lịch sử báo chí Việt Nam.

Việc làm bài tập bằng hình thức chơi trò ô chữ thật bất ngờ và thú vị đối với sinh viên chúng tôi. Cô đưa ra các câu hỏi về nhân vật, sự kiện, tên các tờ báo, cũng như các sắc luật báo chí... Dưới bài ô chữ có phần viết tự luận về từ khóa đã tìm được trong ô chữ. Ở phần thi trắc nghiệm, việc kiểm tra kiến thức nghiêng về ngày tháng năm diễn ra sự kiện. Phần xem clip viết bài tiểu luận, chúng tôi được cô cho xem đoạn phim về lịch sử báo chí Việt Nam (thông qua máy chiếu) rất ý nghĩa như: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình đánh dấu sự kiện ra đời của báo phát thanh; Các phóng viên/chiến sĩ nước ta tác nghiệp tại chiến trường; Sự kiện truyền thông sau ngày giải phóng 30/4/1975...



Sau đó sinh viên chọn ra một đề tài mình yêu thích và viết bài tự luận. Ở bài tập nhóm, bên cạnh thói quen làm việc cùng nhau, chúng tôi còn trao đổi, chia sẻ kiến thức về lịch sử báo chí Việt Nam, cũng như lĩnh hội kiến thức ở các nhóm khác thông qua những giờ thuyết trình sinh động. Trong suốt môn học, cô Khuyên đưa ra các trò chơi kiểu "Hành trình văn hóa", "Kim tự tháp", "Chiếc nón kỳ diệu" từng phát sóng trên các kênh truyền hình trong nước để kiểm tra kiến thức lịch sử báo chí Việt Nam của mỗi đội. Nhóm nào thắng sẽ được nhận một phần thưởng nho nhỏ của cô. Cô còn giới thiệu với chúng tôi các bảo tàng lịch sử có liên quan đến báo chí để chúng tôi có dịp vào đó tham khảo thêm.

Theo tôi, các giáo viên dạy môn lịch sử ở cấp phổ thông cũng nên áp dụng phương pháp này nhằm tạo sự thú vị, sinh động cho bài giảng của mình. Qua đó, học sinh sẽ dễ tiếp thu bài hơn, hiểu sâu, nhớ lâu và không cảm thấy "ám ảnh" mỗi khi học môn lịch sử. Giáo viên cần linh động thay đổi cách giảng dạy sao cho phù hợp, luôn làm mới bài giảng của mình (trong khuôn khổ cho phép) để lôi cuốn học sinh. Các giáo viên có thâm niên trong nghề, đừng quá chú tâm vào kiểu giảng cổ điển, cứ lên lớp là ngồi đọc bài ra rả cho học sinh chép thì không chán, không buồn ngủ, không đẩy học sinh xa rời lịch sử mới là chuyện lạ (thực tế cho thấy, nhiều học sinh trả bài 9-10 điểm môn sử nhưng đến cuối năm lại không nhớ chữ nào).

Biết rằng thay đổi cách giảng là rất khó khăn, vì sự rập khuôn theo hệ thống nhà trường đã thành nếp quen, nên việc muốn thay đổi cách dạy là cả một vấn đề. Việc thay đổi giáo án điện tử, giáo án tay cũng không phải là chuyện đơn giản. Nhưng nếu giáo viên có tâm huyết với nghề, mạnh dạn đóng góp ý kiến hoặc đưa ra cách đổi mới của mình trước hội đồng nhà trường với phương pháp đầy thuyết phục, thì việc dạy sử theo hướng mới sẽ được cải tiến trong tương lai gần. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Một cách dạy Sử thú vị

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.