(HNM) - Ngày 10-2, Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề
Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia đã phân tích những điểm mới của bộ tiêu chuẩn, tiêu chí mới sẽ thay thế cho những quy định hiện hành. Bộ tiêu chuẩn mới có 111 tiêu chí, cùng các giải pháp quan trọng là thay đổi nội dung chương trình giảng dạy theo hướng thực học, thực nghiệp; bám sát vào nhu cầu thị trường lao động trong nội khối, thị trường lao động quốc tế. Các chuyên gia nhấn mạnh, các tiêu chí này không chỉ đánh giá, kiểm định về đào tạo và nghiên cứu khoa học, mà còn tập trung kết nối phục vụ cộng đồng, chú trọng cả về sở hữu trí tuệ. Đây cũng là cơ sở để nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học, là một trong các tiêu chí để Bộ GD-ĐT quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học và để nâng cao chất lượng kỳ thi THPT quốc gia trong thời gian tới.
Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT Mai Văn Trinh cho biết, công tác đánh giá, kiểm định chất lượng sẽ tuân thủ những nguyên tắc của Luật Giáo dục đại học, bảo đảm trung thực, khách quan, minh bạch. Kết quả kiểm định sẽ được công khai để sinh viên, phụ huynh và xã hội giám sát, doanh nghiệp tham khảo. Để chuẩn bị cho việc thực hiện kiểm định theo bộ tiêu chuẩn mới, Bộ GD-ĐT đã thành lập 4 trung tâm kiểm định, đó là của ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, ĐH Đà Nẵng và Hiệp hội Trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Với lực lượng này, mỗi năm sẽ có khoảng 50-60 trường được đánh giá, kiểm định.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.