Trước tình hình phát triển mới của đất nước, đặc biệt là hoạt động ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình ngày càng rộng rãi, công tác bảo đảm an ninh, an toàn nguồn phóng xạ cần được quan tâm hơn. Vậy xin hỏi, nước ta đã có quy hoạch mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia (CBPXMTQG) hay không? Tô Phúc (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)
Trước tình hình phát triển mới của đất nước, đặc biệt là hoạt động ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình ngày càng rộng rãi, công tác bảo đảm an ninh, an toàn nguồn phóng xạ cần được quan tâm hơn. Vậy xin hỏi, nước ta đã có quy hoạch mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia (CBPXMTQG) hay không?
Tô Phúc (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)
Trả lời:
Ngày 31-8-2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1636/QĐ-TTg phê duyệt "Quy hoạch mạng lưới quan trắc CBPXMTQG đến năm 2020" (Quy hoạch) và quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp của mạng lưới quan trắc và CBPXMTQG trong hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia. Mục tiêu quy hoạch là xây dựng mạng lưới quan trắc và CBPXMTQG bảo đảm kịp thời phát hiện diễn biến bất thường về bức xạ trên lãnh thổ Việt Nam và hỗ trợ việc chủ động ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân; cung cấp cơ sở dữ liệu về phóng xạ môi trường (PXMT) phục vụ công tác quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử và an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân.
Theo quy hoạch, mạng lưới quan trắc và CBPXMTQG gồm: Trung tâm Điều hành quan trắc và cảnh báo PXMT đặt tại Bộ KH&CN; trạm quan trắc và cảnh báo PXMT cấp vùng (trạm vùng) xây dựng tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Đà Lạt; trạm quan trắc và cảnh báo PXMT cấp tỉnh (trạm địa phương); hệ thống quan trắc và cảnh báo PXMT thuộc Bộ Quốc phòng.
Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ lộ trình thực hiện quy hoạch như sau:
Giai đoạn 2010-2015: a - Xây dựng và đưa vào hoạt động trung tâm điều hành, kiện toàn đồng bộ 4 trạm vùng và 6 trạm địa phương; thành lập các nhóm quan trắc PXMT lưu động tại các trạm vùng; từng bước tăng cường năng lực kỹ thuật hỗ trợ công tác ứng phó khẩn cấp đầu tư xây dựng trạm địa phương tại địa điểm quy hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân; b - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quan trắc và phân tích PXMT; c - Hoàn thiện quy chế tổ chức và hoạt động của mạng lưới; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật và chỉ tiêu quan trắc, phân tích PXMT; d - Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về PXMT.
Giai đoạn 2016-2020: a - Xây dựng và đưa vào hoạt động các trạm địa phương còn lại theo quyết định được phê duyệt; b - Tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực quan trắc, phân tích PXMT của mạng lưới bảo đảm tính hợp lý, thống nhất, đồng bộ, hiện đại; c - Tập trung đầu tư tăng cường năng lực kỹ thuật của mạng lưới để hỗ trợ hoạt động ứng phó sự cố nhà máy điện hạt nhân; d - Tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về PXMT.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.