(HNMO)- So với Luật Báo chí hiện hành, dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) có một số nội dung mới cơ bản về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí, xử lý vi phạm trong lĩnh vực báo chí...
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son |
So với Luật Báo chí hiện hành, dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) có một số nội dung mới cơ bản về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí, cơ quan quản lý và nội dung quản lý nhà nước về báo chí, xử lý vi phạm trong lĩnh vực báo chí...
Về các nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí được bổ sung nhiều nội dung mới như:
Lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Thông tin về những chuyện thần bí, các vấn đề khoa học mới mà chưa được kết luận, gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng
Thông tin về thân nhân và các mối quan hệ của cá nhân trong các vụ án, vụ việc tiêu cực khi không có căn cứ cho rằng những thân nhân và các mối quan hệ đó liên quan đến vụ án, vụ việc tiêu cực hoặc chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, làm ảnh hưởng xấu đến đời tư của công dân
Thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em; thông tin quy kết tội danh khi chưa có bản án của tòa án.
Khoản 2 Điều 10 quy định hành vi bị nghiêm cấm, so với Luật hiện hành có một số quy định mới như:
Đăng, phát trên truyền thông xã hội, trang thông tin điện tử thông tin có tính chất báo chí vi phạm khoản 1 Điều này; sản phẩm báo chí đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy; nội dung chương trình phát thanh, truyền hình đã bị đình chỉ, cấm lưu hành; nội dung vi phạm đã bị gỡ bỏ trên báo điện tử.
Vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ ;Gian dối trong việc lập hồ sơ đề nghị cấp thẻ nhà báo.
Ngoài ra, Luật Báo chí hiện hành không có quy định về liên kết nội dung. Dự thảo luật đã bổ sung quy định về liên kết tại Điều 44, trong đó quy định cụ thể lĩnh vực, nội dung các cơ quan báo chí được phép liên kết với cơ quan báo chí khác, pháp nhân, cá nhân; thời lượng tối đa được phép liên kết trong kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu theo quy định của nhà nước và kênh thời sự - chính trị - tổng hợp; thời lượng tối đa mà cơ quan báo nói, báo hình có hoạt động liên kết sản xuất toàn bộ kênh phát thanh, kênh truyền hình.
Cơ quan báo chí chủ động thực hiện, chịu trách nhiệm mà không phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, nhằm cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ quan báo chí.
Trong quy hoạch báo chí, nói về lãng phí, có cần thiết mỗi địa phương có một đài thật lớn, tạo ra sự cạnh tranh chưa chắc là cần thiết? Đến việc làm sao mọi người được tự do nhưng tự do ấy không phương hại đến tự do của người khác? Chúng ta đã thể hiện trong dự thảo Luật báo chí (sửa đổi) là nỗ lực hết sức thiện chí. Đi vào những vấn đề cụ thể, chắc chắn sẽ động chạm đến lợi ích, nhận thức của người này, người khác, địa phương này, địa phương khác, nhóm xã hội này, nhóm xã hội khác... Ví dụ các tập đoàn tư nhân có được làm báo hay không khi rất có nhu cầu được quảng bá, nhưng đồng thời người ta e ngại sự quảng bá ấy tạo ra sự không công bằng giữa các tập đoàn khác nhau, thành phần kinh tế khác nhau. Tôi nghĩ điều quan trọng phải quan tâm đến là quy luật thị trường khi đặt báo chí là những doanh nghiệp đặc biệt, tránh cho sự bất bình đẳng, giống như DN nhà nước và DN tư nhân. Có những tờ báo được nhà nước hỗ trợ, có những tờ báo hoàn toàn tự lo, phải thuận theo kinh tế thị trường với nhiều mặt trái... |
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.