(HNM) - Một tuần sau cuộc phô diễn sức mạnh hải quân chung Hàn - Mỹ mang tên
Tàu đổ bộ Dokdo của Hàn Quốc tham gia cuộc tập trận ở Hoàng Hải. |
Không nằm ngoài mục đích phô diễn sức mạnh của "ngư, kình", Seoul đã huy động 4.500 lính từ các lực lượng quân đội chính quy hải quân, không quân, lính thủy đánh bộ; 29 tàu chiến, trong đó có một chiến hạm đổ bộ 14.000 tấn Dokdo, một tàu ngầm 1.800 tấn, một tàu khu trục KDX-II 4.500 tấn cùng khoảng 50 máy bay chiến đấu... tham gia cuộc tập trận. Mặc dù các quan chức quốc phòng Hàn Quốc nhấn mạnh, cuộc tập trận trên chỉ mang tính tập dượt phòng thủ, nhưng những gì diễn ra trong 24 giờ qua cho thấy, Seoul đang tỏ ra không khoan nhượng trước bất cứ hình thức "khiêu khích" nào trong thời gian diễn ra tập trận.
Không ngồi yên để dõi theo quốc gia láng giềng phô diễn sức mạnh quân sự, từ ngày 4-8 Triều Tiên đã "vào cuộc" khi cho triển khai tên lửa phòng không tầm xa SA-5 sát biên giới hai miền. Đây là một trong những dòng tên lửa phòng không tầm xa trên thế giới (khoảng 250km). Sự xuất hiện của SA-5 không chỉ là mối đe dọa đối với các máy bay phản lực chiến đấu mà còn có thể vươn xa tới bầu trời các tỉnh phía Nam Hàn Quốc như Gyeonggi, Chungcheong hay khu vực Thủ đô Seoul. Radar của SA-5 được kích hoạt, sẽ buộc các đội bay phải "trốn" ở độ cao dưới 3.000m để tránh bị phát hiện.
Bình Nhưỡng không tiết lộ đã huy động bao nhiêu trong tổng số khoảng 350 tên lửa SA-5 và 20 bệ phóng đã mua của Liên Xô trong những năm 1980 vào cuộc "đọ sức" đang diễn ra, nhưng động thái này cho thấy CHDCND Triều Tiên đang tỏ ra không kém cứng rắn trước sự phô diễn quân sự của Hàn Quốc. Với Bình Nhưỡng, cuộc tập trận của Hàn Quốc là "hành vi tấn công quân sự trắng trợn" đối với lãnh hải Triều Tiên, là "sự khiêu khích mạo hiểm về chính trị".
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên không ngừng leo thang kể từ sau vụ chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc. Nó thổi bùng cuộc "khẩu chiến" cũng như các hành động quân sự giữa hai miền. Đã hơn 4 tháng qua, nhưng đến nay, tranh cãi về nguyên nhân gây ra vụ chìm tàu chiến Cheonan vẫn chưa ngã ngũ. Triều Tiên luôn bác bỏ mọi cáo buộc, Hội đồng Bảo an LHQ cũng ra tuyên bố trong đó không quy trách nhiệm trực tiếp cho Triều Tiên và kêu gọi giải quyết vấn đề thông qua giải pháp hòa bình, nhưng Mỹ và Hàn Quốc liên tục cáo buộc Bình Nhưỡng chịu trách nhiệm về vụ chìm tàu. Không chỉ gây áp lực về mặt quân sự, Hàn Quốc và Mỹ dự kiến sẽ sớm áp đặt cấm vận tài chính với Triều Tiên.
Mọi căng thẳng quân sự đều không có lợi trong bối cảnh hiện nay cũng như tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Các bên liên quan như Triều Tiên, Mỹ và Hàn Quốc đều nhận thức rõ điều này khi không ít lần bày tỏ mong muốn tái khởi động đàm phán. Song từ lời nói đến hành động vẫn là một khoảng cách xa. Từ cuộc tập trận Mỹ - Hàn trên biển Nhật Bản cuối tháng 7 vừa qua, nay tiếp tục là cuộc thao diễn của Hàn Quốc trên Hoàng Hải cùng những động thái quân sự thời gian qua của Triều Tiên cho thấy, các bên liên quan chưa sẵn sàng cho một cuộc đàm phán.
Để tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên trở lại quỹ đạo, trước hết các bên liên quan cần phải biết kiềm chế và xây dựng lòng tin lẫn nhau. Tuy nhiên, để đạt được điều đó thật không dễ dàng với những gì đang diễn ra trên bán đảo Triều Tiên hiện nay.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.