Giàn là tên Nôm của làng Cáo Đỉnh, thời phong kiến là một xã thuộc tổng Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm. Thời Lê Trung Hưng, làng có tên chữ là Khang Cáo, sang thời Nguyễn đổi thành Cáo Đỉnh. Trong kháng chiến chống Pháp, làng hợp cùng làng Xuân Tảo thành xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm.
Giàn là tên Nôm của làng Cáo Đỉnh, thời phong kiến là một xã thuộc tổng Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm. Thời Lê Trung Hưng, làng có tên chữ là Khang Cáo, sang thời Nguyễn đổi thành Cáo Đỉnh. Trong kháng chiến chống Pháp, làng hợp cùng làng Xuân Tảo thành xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm.
Làng Giàn có từ lâu đời. Trên các cánh đồng làng trước đây đã phát hiện được các ngôi mộ Hán ở núi Hình nhân. Cổng của làng được xây bằng loại gạch Hán chứng tỏ điều đó.
Trước Cách mạng Tháng Tám, Cáo Đỉnh là làng ít dân (chừng trên 100 hộ), nhưng lại có rất nhiều ruộng (525 mẫu), mỗi trai đinh được chia tám sào ruộng công và được cày cấy trong ban năm, nên có câu ‘’Đất làng Giàn, quan Kẻ Vẽ’’ (làng Giàn nhiều ruộng đất, giống như làng Vẽ Đông Ngạc nhiều người làm quan). Cũng có ý kiến cho rằng ‘’Đất làng Giàn’’ phải hiểu là thế đất của làng rất đẹp, trên cánh đồng bằng phẳng của làng nổi lên nhiều gò đất mà dân làng quen gọi là ‘’núi’’, như núi Chiêng, núi Trống, núi Thái Hòa, cao nhất là núi Ngự. Theo truyền thuyết thì vào thời chúa Trịnh nắm quyền, có ông Dương Uẩn là người làng, là Quận công cùng ông Thượng Cáo (tức Nguyễn Công Cơ, làng Xuân Tảo) cùng làm quan trong triều, có lần mời chúa Trịnh về làng chơi. Chúa Trịnh thấy cảnh làng đẹp đã sai quân lính đắp thành các gò đống và đặt tên cho từng gò.Từ đó, các chúa Trịnh và các quan thường xuyên về làng du ngoạn.
|
Làng Cáo Đỉnh có họ Dương là lớn nhất. Ngoài ra còn có họ Đặng Trần. Tục truyền rằng, đầu thế kỷ XVI, Trần Tuân ở Bờt Bạt (Sơn Tây) nổi dậy chống triều đình Lê Tương Dực, đem quân về đóng ở làng Giàn, Vẽ, Cáo, nhưng bị Trịnh Duy Sản bất ngờ tập kích nà, đổi thành họ Đặng Trần.
Dân làng Cáo Đỉnh xưa chuyên sống bằng nghề trồng lúa, ngô, đậu. Đậu tương làng Giàn ngon có tiếng trong vùng. Tuy có nhiều ruộng, nhưng vì không có vốn để sản xuất và đồng ruộng không có hệ thống thủy lợi, nên nền nông nghiệp ở đây không phát triển được. Tr]ớc Cách mạng, đời sống nhân dân rất khổ cực.
Làng Cáo Đỉnh có ngôi đình được dựng vào giữa thế kỷ XVIII, hiện còn tấm bia dựng năm đầu niên hiệu Cảnh Hưng (1740) nói về việc này. đình đã qua nhiều lần tu bổ. Đình thờ Lý Phục Man, quê ở làng Giá (Yên Sở, Hoài Đức, Hà Tây), một tướng tài của Lý Bí có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lương và ngăn chặn các cuộc xâm lấn của nước Chăm Pa (thế kỷ VI).
Tục lệ làng Cáo Đỉnh thời phong kiến rất nặng nề. Việc cưới xin, ngoài các lễ vật và tiền cheo thông thường, nhà trai còn phải nộp nhà gái thách vài trăm cái bánh dày đủ chia cho mỗi gia đình trong làng một chiếc, giống như tục chia cau ở các làng khác. Người đi viếng đám ma không được ngồi trên giường mà phải ngồi dưới đất.
Ngày nay, làng Giàn - Cáo Đỉnh đang trở thành một làng ven đô, có nghề trồng hoa, cây cảnh phục vụ cho nội thành.
Tiến sĩ Bùi Xuân Đính
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.