(HNM) - Theo báo cáo công bố tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2009 của Tổng cục Thống kê, Việt Nam đã hoàn thành hai mục tiêu khó khăn là chống suy giảm kinh tế và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững; đồng thời chủ động phòng ngừa lạm phát trở lại.
Năm 2009, ngành công nghiệp đã có nhiều khởi sắc. Ảnh: Linh Ngọc |
Song bên cạnh những kết quả đã đạt được, tình hình KT-XH năm 2009 vẫn còn những hạn chế, nếu không tích cực tìm các giải pháp khắc phục có hiệu quả sẽ ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2010 và các năm tiếp theo.
Tăng trưởng nhưng chưa vững chắc
Năm 2009, kinh tế Việt
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy đã tăng lên, vượt qua giai đoạn suy giảm, nhưng tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển theo chiều rộng, tăng khối lượng các nguồn lực, nhất là tăng vốn đầu tư, chưa thực sự dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội và nâng cao hiệu quả, nên tăng trưởng chưa thật vững chắc. Tỷ lệ đầu tư so với GDP năm 2008 là 41,3%; năm 2009 là 42,8%, nhưng tốc độ tăng GDP hai năm chỉ đạt 6,18% và 5,32% là chưa tương xứng. Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và của nhiều ngành, nhiều sản phẩm còn thấp.
Cơ cấu kinh tế của Việt
Ngoài ra, một số vấn đề xã hội bức xúc chậm được khắc phục, đời sống nhân dân, nhất là những người có thu nhập thấp, vùng sâu, vùng xa và vùng bị ảnh hưởng của thiên tai vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt tỷ lệ thất nghiệp là 2,9%, cao hơn mức 2,38% của năm 2008...
Các yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát
Theo các chuyên gia, nhiệm vụ trong năm 2010 là tiếp tục ngăn lạm phát cao trở lại và đang tiềm ẩn yếu tố tăng giá; nắm bắt cơ hội kinh tế thế giới phục hồi để đẩy mạnh xuất khẩu. Một số yếu tố sẽ ảnh hưởng mạnh đến lạm phát như lương tối thiểu tăng từ 650.000 đồng/tháng lên 730.000 đồng/tháng, cộng thêm kế hoạch tiếp tục đẩy nhanh chính sách an sinh xã hội, chương trình hỗ trợ giảm nghèo… sẽ làm tăng sức mua có khả năng thanh toán của một bộ phận dân cư.
Thêm nữa, theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, năm 2010 nhiều mặt hàng như điện, than, nước sạch... sẽ tiếp tục thực hiện theo cơ chế thị trường. Điều này cũng làm cho mặt bằng giá tiêu dùng tăng lên. Không thể loại trừ một số nguyên nhân mang tính quy luật khách quan như thiên tai, dịch bệnh… có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến cung - cầu, tác động đến giá cả thị trường.
Bên cạnh việc giữ vững thị trường truyền thống, cần mở rộng thị trường mới, nhất là những thị trường không đòi hỏi hàng hóa chất lượng quá cao hoặc không có hàng rào kỹ thuật khắt khe với hàng hóa Việt
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.