Dư luận chưa hết xôn xao trước thông tin dầu ăn bẩn được nhập vào thị trường Việt Nam. Xin hỏi, làm thế nào để người tiêu dùng có thể nhận biết đâu là dầu ăn an toàn và đâu là dầu ăn bẩn? Nguyễn Thị Hường (phố Chùa Bộc, Hà Nội)
Dư luận chưa hết xôn xao trước thông tin dầu ăn bẩn được nhập vào thị trường Việt Nam. Xin hỏi, làm thế nào để người tiêu dùng có thể nhận biết đâu là dầu ăn an toàn và đâu là dầu ăn bẩn?
Nguyễn Thị Hường (phố Chùa Bộc, Hà Nội)
Chế biến dầu ăn từ nước thải tại một cơ sở bất hợp pháp ở Trung Quốc. Ảnh: ChinaSmack. |
Trước "ma trận" các loại dầu thực vật bày bán trên thị trường hiện nay, việc nhận biết dầu ăn an toàn bằng mắt thường và mùi vị đối với người tiêu dùng là vô cùng khó khăn vì dầu bẩn có thể không có mùi, màu khác lạ. Vì thế, nếu chọn dầu ăn giá rẻ, không có nhãn mác, địa chỉ rõ ràng hay sản phẩm rán sẵn, người tiêu dùng dễ mua phải dầu ăn bẩn và sản phẩm có chứa dầu ăn bẩn.
Để tránh nguy cơ nói trên, người tiêu dùng không nên dùng những loại dầu mỡ bán theo cân, không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác. Khi sử dụng dầu mỡ, nếu phát hiện mùi lạ thì phải loại bỏ ngay. Mặt khác, cần hạn chế tối đa việc mua đồ ăn được rán sẵn, bởi dầu mỡ bẩn được dùng để chế biến thức ăn có thể gây nguy hại cho sức khỏe của người tiêu dùng. Dầu bẩn có thể gây ra ngộ độc trường diễn, sau đó gây ra tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh về máu, ung thư... Nói chung, người tiêu dùng nên chọn các sản phẩm đã được kiểm định, được sản xuất bởi các thương hiệu nổi tiếng, những nhà sản xuất áp dụng công nghệ cao. Hơn nữa, hiện nay, khi mua và sử dụng một số sản phẩm dầu ăn từ lạc, vừng, đậu tương, ô liu, nếu tinh ý thì người tiêu dùng có thể nhận ra mùi thơm đặc trưng. Đó có thể là kinh nghiệm cần có, giúp người tiêu dùng chọn được sản phẩm an toàn.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.