(HNM) - Ngày 16-10, tại Hà Nội, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam tổ chức hội thảo giá trị văn hóa, du lịch của sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam.
Theo thống kê sơ bộ, cả nước có khoảng 3.355 làng nghề và làng có nghề, trong đó có hơn 400 làng nghề truyền thống với trên 200 loại sản phẩm thủ công có lịch sử phát triển hàng trăm, hàng nghìn năm như: tơ lụa Vạn Phúc, the La Khê, đồng Ngũ Xã, gỗ Sơn Đồng, thêu Quất Động, mây tre đan Phú Vinh, gốm sứ Bát Tràng, thổ cẩm Mai Châu, mộc Kim Bồng… Gần đây, việc phát triển du lịch làng nghề đã góp phần làm tăng lợi nhuận kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đồng thời góp phần gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng, nhiều làng nghề truyền thống đã bắt đầu được quan tâm để phục vụ phát triển du lịch, nhưng so với tiềm năng thì việc khai thác chưa đạt hiệu quả.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.