Theo dõi Báo Hànộimới trên

“Kể chuyện” Hà Nội bằng nhạc giao hưởng

Hiền Dung| 02/07/2010 07:45

(HNM) - Vào thời điểm còn 100 ngày tới Đại lễ, người con của đất Thủ đô - nhạc sĩ Vĩnh Cát được biết đến với những ca khúc chất chứa tình yêu Hà Nội như

Nhạc sĩ Vĩnh Cát với cây đàn piano quen thuộc.


Khi nhận được lời mời sáng tác tác phẩm văn học nghệ thuật chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, loại hình đầu tiên tôi nghĩ đến là trường ca thơ hay kịch bản thơ vì thơ có lời sẽ dễ đến với công chúng hơn. Song, ý tưởng ấy không nhận được sự ủng hộ của bạn bè, đồng nghiệp. Cuối cùng, tôi quyết định “kể chuyện” lịch sử, văn hóa và con người Hà Nội bằng nhạc giao hưởng. Tôi bắt tay viết nốt nhạc đầu tiên cho hai tác phẩm kể trên với tất cả tấm lòng, tình yêu Hà Nội từ tháng 10-2008 và đến cuối tháng 12-2009 thì hoàn thành.

- Vậy, nhạc sĩ có thể cho biết lịch sử, văn hóa và con người Hà Nội được thể hiện qua hai tác phẩm này như thế nào?

- Bản Concerto nhan đề “Đây sông Hồng - sông Cái” viết cho đàn violon và nhạc giao hưởng khai thác đặc trưng của con sông Hồng, gồm 3 chương. Chương I “Soi bóng kinh thành” ý muốn nói sông Hồng luôn là tấm gương phản chiếu toàn bộ đời sống xã hội của Thăng Long xưa, Hà Nội nay suốt 1000 năm lịch sử. Chương II “Lấp lánh đỏ sóng phù sa” miêu tả màu đỏ đặc trưng của dòng sông Mẹ, nhưng màu đỏ ấy không chỉ có phù sa mà còn có cả máu của các chiến sĩ đã ngã xuống vì sự bình yên của Thủ đô yêu dấu để hôm nay sông Hồng vẫn “Dạt dào, ơi, dòng sông ơi” (Chương III).

Bản giao hưởng “Không chỉ là huyền thoại” gắn với chuyện kể về hành trình định đô của Vua Lý Công Uẩn ở thành Đại La - nơi có rồng vàng bay lên. Câu chuyện đó nghìn năm về trước là ước mơ, là huyền thoại nhưng nghìn năm sau đang trở thành hiện thực và được thể hiện xuyên suốt qua 5 chương: “Đế đô cho muôn đời”; “Tình người Thăng Long - Hà Nội”, “Những thiên sử vàng”; “Sức sống kinh kỳ” và “Đất nước tiên rồng cất cánh”. Đây cũng là tác phẩm tôi mạnh dạn đưa tiếng cồng, chiêng, tiếng trống trong lễ hội; tiếng phách, tiếng đàn đáy trong ca trù; tiếng mõ, tiếng tụng kinh trong chùa; tiếng chuông, tiếng cầu nguyện của nhà thờ và cả nhạc dancing của lớp trẻ vào những đoạn điệp khúc.

- Hai tác phẩm giao hưởng chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội dày đến 500 trang tổng phổ chứng tỏ tài năng và tâm huyết của nhạc sĩ, vậy ông kỳ vọng gì ở những tác phẩm mới này?

- Sáng tác hai bản giao hưởng, trước hết tôi muốn thể hiện lòng mình với Thủ đô Hà Nội, sau nữa là tôi có dịp sáng tạo thứ nghệ thuật mà tôi yêu thích, say mê suốt hơn nửa thế kỷ qua. Vì thế tôi chỉ mong đứa con tinh thần của mình được công chúng đón nhận.

- Nhạc sĩ có thể cho biết, công tác chuẩn bị cho đêm diễn đã được tiến hành đến đâu?

- Đêm diễn 4-7 sẽ được tổ chức tại Nhà hát Lớn thành phố do nữ nhạc trưởng Shuichi Komiyama (người Mỹ gốc Nhật) chỉ huy với sự tham gia biểu diễn của hàng trăm nghệ sĩ Dàn nhạc giao hưởng Học viện Âm nhạc quốc gia. Các nghệ sĩ đã miệt mài tập luyện từ vài tháng trước, hy vọng sẽ mang đến cho nhân dân Thủ đô và người yêu nhạc những cảm xúc mới về lịch sử Thăng Long - Hà Nội.

- Xin trân trọng cảm ơn nhạc sĩ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
“Kể chuyện” Hà Nội bằng nhạc giao hưởng

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.