(HNMO) - “Học nghề, học ĐH hay học gì cũng được, miễn là phải giỏi” – Đó là khẳng định của TS Nguyễn Lê Minh khi nói chuyện với thí sinh trong hội thảo “thực học – thực nghiệp” của trường CĐ thực hành FPT Polytechnic vừa qua.
(HNMO) - “Học nghề, học ĐH hay học gì cũng được, miễn là phải giỏi” – Đó là khẳng định của TS Nguyễn Lê Minh khi nói chuyện với thí sinh trong hội thảo “thực học – thực nghiệp” của trường CĐ thực hành FPT Polytechnic vừa qua.
Đi bằng ước mơ của mình
GS Hoàng Tụy cho rằng, cách giáo dục của chúng ta hiện nay là dạy cho thanh niên biết một con đường duy nhất để bước vào đời đó là ĐH. Trong khi đó, hằng năm, số thí sinh đỗ ĐH so với số thí sinh tốt nghiệp THPT chỉ 30%. Nhiều thí sinh đến với ĐH vì nghe theo bố mẹ, nghe theo bạn bè. Một cuộc khảo sát cho thấy, có tới 70% học sinh THPT chưa biết gì về nghề nghiệp.
Theo TS Nguyễn Lê Minh, khi chọn nghề không nên chọn theo phong trào, không nên chọn nghề theo cảm tính và phải để ý đến mặt trái của nghề. Cũng theo ông Minh, khi chọn nghề mỗi người cần có 5 “vừa”: vừa với trình độ, vừa với khả năng, vừa với tính cách, vừa với sức khỏe và vừa với tài chính. Nhận thức được 5 cái “vừa” này, thí sinh đã trả lời được câu hỏi “mình là ai”. Có như thế, khi chọn nghề, thí sinh sẽ không bị chọn “lệch”.
Nguyễn Ngọc Phương (Thái Bình) sinh ra trong gia đình có truyền thống ngành y (cả bố và mẹ Phương đều làm bác sĩ). Trong kỳ thi ĐH vừa qua, để thỏa mãn kỳ vọng của bố mẹ và của bản thân, Phương đã chọn thi 2 trường ĐH với 2 khối khác nhau. Với bố mẹ, Phương chọn ĐH Y Thái Bình, còn với bản thân, Phương chọn Viện ĐH Mở Hà Nội. Cả 2 trường ĐH đều không đỗ, bố mẹ bắt Phương phải chọn học trung cấp Y Ninh Bình, sau này có cơ hội liên thông lên ĐH và không lo “đầu ra”. Nhưng lần này, Phương đã không nghe theo sự sắp đặt của Bố mẹ, bạn đã quyết định nộp NV2 vào CĐ Mở Hà Nội. Có lẽ hiện nay rất ít bạn trẻ “dũng cảm” thể hiện quan điểm của mình như Phương.
ĐH không phải là con đường duy nhất
Với nhiều thí sinh, trượt ĐH có nghĩa là chấm hết. Nhưng thực tế, lập nghiệp không phải chỉ có ĐH. Cô Hoàng Thị Viễn (Hà Giang) có cậu con trai năm nay thi trượt ĐH nhưng đỗ CĐ kinh tế đối ngoại. Khi nhận được thư mời dự hội thảo của CĐ thực hành FPT, cô đã không quản ngại đường xá xa xôi về Hà Nội dự. Câu hỏi mà cô quan tâm nhất khi có ý định gửi gắm con của mình vào trường đó là: sau 3 năm học, liệu con trai cô ra trường có “làm được trò trống gì không”? Là người đang làm trong ngành kế toán, cô biết có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ĐH hẳn hoi nhưng không thể “bắt tay” vào việc ngay.
Trả lời câu hỏi này, anh Đàm Quang Minh, Giám đốc chương trình của CĐ thực hành FPT cho biết, khác với nhiều chương trình đào tạo mang nặng tính hàn lâm hiện nay, chương trình của FPT – Polytechnic sẽ nhắm đến đào tạo nghề nghiệp có tính thực tiễn cao với chất lượng đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực. Các chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng dự án (project-based) cho từng học kỳ, và bài tập thực tế (case study) cho từng môn học. CĐ thực hành FPT sử dụng thực tiễn làm bài học cho sinh viên. Nhiệm vụ và đồ án của mỗi học kỳ sẽ được giới thiệu ngay từ đầu và mỗi môn học là các bước giải quyết vấn đề thực tiễn. Giáo trình bằng tiếng Việt được biên soạn và biên dịch thông qua sự hợp tác xuất bản với các nhà xuất bản quốc tế hàng đầu như McGraw Hill, Pearson, Wiley… giúp sinh viên tiếp cận với tri thức công nghệ cập nhật một cách dễ dàng hơn khi khả năng ngoại ngữ còn hạn chế. Được biết, với mong muốn đáp ứng nhu cầu học tập của số lượng lớn sinh viên, hiện hệ cao đẳng của trường sẽ có mức học phí hợp lý đảm bảo chất lượng đào tạo nhưng vẫn trong khả năng đáp ứng của các gia đình Việt Nam.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.