Theo dõi Báo Hànộimới trên

Hàng loạt kênh, rạch trước nguy cơ tái ô nhiễm: Chưa xử lý tận gốc vấn đề môi trường

Nguyễn Lê| 20/05/2016 07:19

(HNM) - Sau một thời gian dài và tốn kém kinh phí, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã được

Vớt cá chết trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.


Đây không phải lần đầu xuất hiện hiện tượng cá chết hàng loạt trên dòng kênh này. Trong các năm 2014, 2015 cũng sau những cơn mưa đầu mùa, cá lại chết. Tuy nhiên, theo Sở NN&PTNT TP Hồ Chí Minh, lần này cá chết nhiều hơn hẳn so với những năm trước. Được biết, có ít nhất 14 tấn cá chết được vớt đem tiêu hủy. Ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở NN&PTNT TP Hồ Chí Minh cho biết, cá chết là do ô nhiễm hữu cơ và khí độc. Kết quả quan trắc cho thấy mẫu nước lần này có thêm nhiều chỉ tiêu vượt chuẩn như pH, nhiệt độ trong nước... khiến cá chết. Vì sao lại như vậy? Nguyên nhân là hệ thống cống thoát nước thải tại nhiều khu vực của quận Tân Bình xả thẳng vào dòng kênh, trận mưa lớn khiến lượng chất thải dồn về quá lớn. Để xử lý, theo ông Nguyễn Phước Trung, giải pháp trước mắt là dùng chế phẩm sinh học Zeolite rải xuống các khu vực có cá chết để làm lắng cặn bã, hấp thu và phân hủy các chất ô nhiễm, cải thiện chất lượng nước "cứu" số cá còn lại.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây chỉ là giải pháp tình thế, giải quyết phần ngọn vấn đề. Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã trải qua công cuộc cải tạo bắt đầu từ năm 1993. Tính đến thời điểm này, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã hoàn thành giai đoạn 1 của dự án cải thiện môi trường nước thành phố và đã tiêu tốn hàng trăm triệu USD. Tuy nhiên, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đi qua địa bàn 6 quận trung tâm (Quận 1, Quận 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Quận 10) nên hiện đang là nơi "chứa" nước thải sinh hoạt của hàng triệu người dân trong khu vực. Và hệ thống nước thải chưa được xử lý thì nguy cơ dòng kênh vừa "hồi sinh" đứng trước nguy cơ bị "bức tử" rất cao.

Ngoài kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, nhiều con kênh khác như Tàu Hũ - Bến Nghé, Tân Hóa - Lò Gốm, Kênh Đôi - Kênh Tẻ... cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo ông Đặng Văn Khoa, nguyên đại biểu HĐND TP Hồ Chí Minh, hành động cho phép san lấp, lấn chiếm kênh rạch, chấp nhận tình trạng xả thải trực tiếp ra kênh đã, đang và sẽ "giết" những dòng kênh. "Kênh Ba Bò là một minh chứng. Chưa biết các khu công nghiệp, nhà máy dọc con kênh đóng góp bao nhiêu cho nền kinh tế nhưng hậu quả về môi trường thì quá rõ và phải tiêu tốn cả nghìn tỷ đồng xử lý đến nay vẫn chưa xong. Rõ ràng, chúng ta đang trả cái giá quá đắt", ông Đặng Văn Khoa nhấn mạnh.

Các ngành chức năng TP Hồ Chí Minh đang có hàng loạt "kế hoạch" đổ tiền tỷ để "hồi sinh" các dòng kênh. Tuy nhiên, thực tế từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè cho thấy việc đổ tiền tỷ vẫn chỉ giải quyết phần ngọn vấn đề. Cái gốc, theo các chuyên gia, là giải quyết vấn nạn san lấp, ngăn chặn việc xả thải chưa qua xử lý cũng như nên đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải ở đầu trước khi đổ vào hệ thống kênh rạch.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hàng loạt kênh, rạch trước nguy cơ tái ô nhiễm: Chưa xử lý tận gốc vấn đề môi trường

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.