Sinh ra chỉ là một lễ hội mang tính cầu hồn nhỏ hẹp, vượt qua 2000 năm nung nấu, Halloween trở thành lễ hội mang tính toàn cầu.
Sinh ra chỉ là một lễ hội mang tính cầu hồn nhỏ hẹp, vượt qua 2000 năm nung nấu, Halloween trở thành lễ hội mang tính toàn cầu.
31/10, không khí lễ hội Halloween đang tràn ngập khắp nơi trên thế giới. Ở Mỹ, 63 sinh viên trường đại học Kent mặc đồ thần chết nốc say khướt và gây náo loạn. Cảnh sát tới phải vất vả với gần 90 người mới hộ tống được 63 ông thần này về bốt. Sinh viên Kent vừa ra thông báo chính thức, đây mới chỉ là màn dạo đầu, còn khúc chính đêm nay sẽ vui hơn rất nhiều.
New York, cũng khoảng gấp ba lần số vừa bị bắt. Nhưng điều đó chẳng làm giảm được dòng người sẽ về đây đông hơn năm ngoái. Dự kiến sẽ khoảng 80.000 người với toàn thần chết, đèn lồng, quỷ sứ, Draculla về quấy đặc New York 1 đêm đen ngòm.
Dân Canada đang hô hào nhau đêm Halloween nên mang theo... mèo đen. Dính sâu bởi tư duy mèo đen là xui xẻo nhưng nếu dung hòa nó trong đêm cầu hồn người chết thì sự xui xẻo sẽ hóa thành may mắn. Thế cho nên đêm nay mèo đen Canada sẽ được thả đầy đường, báo trước 1 đêm đầy cổ tích.
Cảnh sát Michigan vừa ra thông báo: Gia đình nào mà đưa kẹo cho trẻ em có thể bị dính một phần tội... xâm phạm tình dục. Và trẻ em hay chơi trò "Cho hay phá" trong đêm Halloween cần có sự hướng dẫn của phụ huynh để tìm đúng nhà mà xin. Đó là do vài năm qua nhiều loại tội phạm phát sinh trong đêm cầu hồn. Nhiều người đã dùng kế cho kẹo để bắt trẻ em vào trong nhà và xâm hại.
Lễ hội toàn cầu
Thật ngạc nhiên nếu bạn dùng google và tìm kiếm thông tin về Halloween ở khắp nơi trên thế giới sẽ thấy nơi nào cũng háo hức tổ chức lễ hội này. Từ Trung Quốc đến Nepal, từ Việt Nam đến Senegal... đâu đâu cũng nhuốm màu lễ hội.
Nhật Bản, đất nước vốn thờ ơ với Halloween trong vài thập niên gần đây bỗng hứng khởi với Halloween. Đến nỗi 1 nhà sử học nổi tiếng phải nhìn nhận rằng năm nay Halloween của Nhật mang tầm quốc gia và không thua kém gì mùa Giáng sinh. Khắp các đường phố Tokyo đầy rẫy những đèn bí ngô. Những cửa hàng bán hoa khắp hang cùng ngõ hẻm giờ chuyển sang bán... bí ngô. Mùa thu về, những cửa hàng có mái cong uốn lượn phương Đông bán toàn trang phục tây phương với mũ đen, d6ay lưng đen, mặt nạ hóa trang, trang sức tử thần... và sức tiêu thụ tăng vọt.
Hỏi xung quang quanh 10 người thì chỉ có 1 người biết nguồn gốc của Halloween, còn 9 người kia nhún vai:"Vui quá còn gì!".
Ở Việt Nam cũng có hàng loạt tụ điểm tổ chức Halloween, cho dù phần nhiều là dân Tây tới chơi nhưng người Việt cũng khá đông tới nhập bọn. Cũng có khá nhiều cửa hàng bán trang phục Halloween, tuy không lạ nhưng sức tiêu thụ khá cao.
Lần lại lịch sử
Halloween (hay còn gọi là "All Hallows' eve", nghĩa là "Đêm trước ngày lễ các Thánh") cũng giống như lễ hội xá tội vong nhân rằm tháng 7 ở nước ta, là một nghi lễ cúng thí cho những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa. Tuy thế Halloween lại bắt đầu vào đêm 31 tháng 10 hàng năm, một ngày trước trước lễ Thánh (All Saints day), 1 tháng 11.
Nhưng đó cũng mới chỉ là một cách giải thích bởi lễ Halloween vốn bắt nguồn từ vùng Celtic (Ai Len ngày nay) từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên và 31 tháng 10 là ngày cuối cùng của mùa hè, kết thúc vụ gặt, chuẩn bị bắt đầu một năm mới đang tới gần. Người Celts cổ tin rằng đêm 31 tháng 10 là đêm mà lằn ranh giữa âm giới và dương gian mờ ảo nhất, giữa thế giới của sự sống và cái chết gần nhau nhất. Vào khắc giao thừa, âm vương Samhain sẽ trở lại trần thế, giết chóc gia súc và phá hoại mùa màng. Những linh hồn vật vờ đâu đó sẽ trở về và nhập vào người sống để trở lại kiếp sau. Vì vậy người ta tổ chức lễ Samhain để cúng thí cho những người đã chết không nơi nương tựa, kèm theo đó dân làng dập tắt lửa trong nhà để làm cho nhà cửa lạnh lẽo và tĩnh mịch. Sau đó họ hóa trang thành ma cà rồng và lặng lẽ đi vòng quanh nhà hàng xóm hù dọa nhằm xua đuổi những hồn ma tìm thể xác.
Cũng có nguồn cho rằng người Celts có thêm tập tục thiêu xác người người sống bị nghi đã bị nhập hồn nhưng đến nay chuyện này mới dừng ở mức huyễn hoặc.
Bẵng một thời gian, năm 43 sau Công nguyên, đế chế La mã lan rộng và thôn tính một vùng rộng lớn quần đảo Anh-Ái và lễ hội của người Ai Len giờ có thêm hoa trái vốn là tinh thần chính của lễ hội ngày mùa (Harvest Festival) ở La mã. Và đó cũng chính là căn nguyên của việc ra đời Đèn lồng ma chơi mà thuở ban đầu được làm bằng củ cải thánh (loại tròn màu trắng hoặc đỏ tía) và sau này được thay thế bằng quả bí ngô khoét rỗng với đèn cầy trắng cháy bên trong.
Sau này vào thế kỷ 19 khi người Ai len di cư đến Mỹ thì củ cải được thay thế bằng bí ngô và hình tượng ấy đến giờ đã trở thành biểu trưng của Hallowwen trên khắp toàn cầu.
Tuy được Thiên chúa nhìn nhận nhưng Hallowen của người Ai Len cổ khác nhiều với ngày Lễ thánh (01/11) và ngày Cô hồn (2/11) của Thiên chúa giáo. Và từ đó đến nay ý nghĩa thờ ma quỷ của nó cũng đã mờ khá nhiều, thịnh hành nhất chỉ còn lối hóa trang mang hình dáng ma quỷ hay phù thủy mặc trong đêm 31 tháng 10 mang phần nhiều tính giải trí và vui nhộn.
Ngày nay Halloween phần nhiều dành cho trẻ em đùa vui. Đêm 31, khi tiếng chuông đồng hồ ngân 12 tiếng (có nơi 10 tiếng) là chúng lao ra đường với trang phục của ma ca rồng hoặc phù thủy cưỡi chổi chơi trò "Cho-hay-Phá" (trick-or-treat) gõ cửa từng nhà xin kẹo. Không ít thì nhiều chúng đều được nhận và không hề bị tiếng cằn nhằn chửi bới nào quăng lại.
Hơn 2000 năm lịch sử, Halloween trở thành một trong những lễ hội lâu đời và nổi tiếng nhất thế giới. Với ý nghĩa ban đầu dùng để xua đuổi ma (hoặc cầu siêu cho những linh hồn không nơi nương tựa) giờ nó trở thành lễ hội hiền lành và vui vẻ. Tuy ở phương Tây đây chẳng phải là một ngày đặc biệt để được nghỉ lễ nhưng đêm 31 cả người lớn lẫn con trẻ đều hào hứng tham gia thâu đêm lễ hội này.
Một vài hình ảnh Halloween:
Theo VNN
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.