Giáo dục

Hà Nội: Nhân rộng các mô hình học tập để xây dựng xã hội học tập

Hoài Thu 07/12/2023 - 09:05

UBND thành phố Hà Nội vừa có Kế hoạch số 291/KH-UBND về thực hiện Chương trình “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị giai đoạn 2021-2030”.

Kế hoạch nhằm tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào thi đua, học tập thường xuyên, học tập suốt đời trong các tầng lớp nhân dân thông qua việc triển khai hiệu quả, nhân rộng các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập…

dsc07313.jpg
Huyện Đan Phượng là một trong những địa phương dẫn đầu thành phố Hà Nội về chăm lo cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo.

Theo kế hoạch, thành phố phấn đấu đến năm 2025, có 70% gia đình được công nhận đạt danh hiệu “Gia đình học tập”, 65% dòng họ được công nhận đạt danh hiệu “Dòng họ học tập”, 65% cộng đồng (thôn, xóm, tổ dân phố) được công nhận đạt danh hiệu “Cộng đồng học tập”, 80% tổ chức, cơ quan, trường học, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn cấp xã được công nhận đạt danh hiệu “Đơn vị học tập”; 40% người lao động trong “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và 60% cán bộ, công chức, nhân viên trong “Đơn vị học tập” trên địa bàn cấp xã đạt danh hiệu “Công dân học tập”.

Đến năm 2030, con số trên được nâng lên thành: 80% gia đình được công nhận đạt danh hiệu “Gia đình học tập”, 75% dòng họ được công nhận đạt danh hiệu “Dòng họ học tập”, 75% cộng đồng (thôn, xóm, tổ dân phố) được công nhận đạt danh hiệu “Cộng đồng học tập”, 90% tổ chức, cơ quan, trường học, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn cấp xã, phường, thị trấn được công nhận đạt danh hiệu “Đơn vị học tập”; 60% người lao động trong “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, 80% cán bộ, công chức, viên chức trong “Đơn vị học tập” trên địa bàn cấp xã, phường, thị trấn đạt danh hiệu “Công dân học tập”.

Để hoàn thành các mục tiêu này, ngoài giao nhiệm vụ cụ thể cho Hội Khuyến học thành phố và các sở, ban, ngành, địa phương, UBND thành phố còn triển khai 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, gồm: Tổ chức tuyên truyền, quán triệt các chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đề án, chương trình, kế hoạch và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và nhân rộng các mô hình học tập giai đoạn 2021-2030; nghiên cứu, áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” do Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã ban hành; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời, xây dựng các mô hình học tập.

Cùng với đó là tăng cường phát triển nguồn lực thông tin, duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, các thiết chế văn hóa cơ sở, góp phần đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị giai đoạn 2021-2030; nhân rộng, sơ kết, tổng kết các mô hình học tập.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Nhân rộng các mô hình học tập để xây dựng xã hội học tập

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.