(HNM) - Gần đây, người dân Thủ đô đã quen dần với
Với chủ trương trên, thành phố đã dành nguồn kinh phí cho việc thực hiện bình ổn giá, quy tương ứng với lượng hàng dự trữ từng mặt hàng, gồm gạo các loại; thịt gia súc, gia cầm; thủy, hải sản; thực phẩm chế biến; rau, củ... Thành phố đã tạm ứng vốn đợt 1 cho 13 doanh nghiệp (DN) số tiền 350 tỷ đồng trong 10 tháng với lãi suất 0% để dự trữ 9 nhóm hàng thiết yếu nói trên phục vụ bình ổn giá. Các DN tham gia chương trình bình ổn cam kết giữ giá bán ổn định trong thời gian thực hiện chương trình, đồng thời phải thấp hơn tối thiểu là 10% so với giá thị trường khi thị trường có biến động cung - cầu.
Để tạo điều kiện cho vận chuyển, cung ứng hàng một cách suôn sẻ, thành phố cho phép 34 xe ô tô tải của 7 DN thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá được hoạt động 24/24h trên địa bàn thành phố từ ngày 1-8-2010 đến hết quý I-2011, nhằm tránh tình trạng khan hiếm hàng hóa cục bộ, dẫn đến tăng giá đột biến. Hiện, các DN đã hình thành mạng lưới phân phối thông qua hơn 360 điểm bán hàng, được phân bố rộng khắp trên địa bàn, tăng gấp hai lần so với năm 2009. Theo kế hoạch, trong năm 2010 sẽ có khoảng 500 điểm bán hàng tham gia bình ổn tập trung tại khu vực nội thành và một số huyện, thị xã trên địa bàn. Thành phố tạo điều kiện, khuyến khích DN tổ chức thêm nhiều điểm bán hàng ở ngoại thành, lồng ghép việc bán hàng bình ổn với hoạt động "đưa hàng Việt về nông thôn" cũng như cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Thực hiện việc bình ổn giá, các đơn vị đã có phương án chủ động dự trữ, bảo quản và phân phối hàng khá hợp lý. Mặt khác, các DN đã thực hiện nghiêm túc việc treo biển nhận diện bình ổn giá bên ngoài tại 360 điểm bán hàng theo đúng mẫu quy định để người dân dễ nhận biết. Do đó, bà con đã quen dần việc mua hàng bình ổn giá, với đa dạng về số lượng, bảo đảm về chất lượng và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Trong dịp tổ chức Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, ngành công thương dự tính lượng khách du lịch sẽ tập trung đông về nội thành. 10 ngày Đại lễ, lượng khách hàng cũng tập trung mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại tăng đột biến, sức mua có thể tăng 10-15% so với ngày thường. Do đó, để bảo đảm đủ hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong thời gian diễn ra Đại lễ, Sở Công thương đã chỉ đạo các DN, trung tâm thương mại, ban quản lý các chợ đầu mối có kế hoạch dự trữ hàng hóa tại các điểm bán hàng ở khu vực nội thành để lập phương án cơ động, phù hợp để cung ứng hàng hóa ra thị trường khi cần thiết, bảo đảm bình ổn giá.
Trong dịp Đại lễ, Sở Công thương sẽ phối hợp cùng sở, ngành hữu quan tiến hành kiểm tra các điểm bán hàng của DN tham gia chương trình bình ổn giá. Lực lượng quản lý thị trường sẽ tập trung kiểm tra, kiểm soát chống các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, tung tin thất thiệt gây rối loạn thị trường. Tập trung cao điểm vào phòng chống vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng không rõ xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu từ các tuyến vào Hà Nội; tập trung vào các mặt hàng dệt may, giày dép, thực phẩm chế biến, bia, rượu ngoại, thuốc lá điếu ngoại, bánh kẹo… tại các điểm tập kết hàng, các chợ đầu mối và các tuyến phố chuyên doanh. Có thể nói, trong 10 ngày diễn ra Đại lễ nói riêng và từ nay đến cuối năm, hàng hóa sẽ đầy đủ, chất lượng tốt, bảo đảm văn minh thương mại phục vụ người dân.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.